Căn cứ pháp lý về giải quyết tranh chap đất đai theo Điều 202 và 203 Luật đất đai 2013
Theo đó, Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận thì phải thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu hòa giải không thành thì mới gửi đơn khởi kiện lên tòa án (tức phải thông qua hòa giải thì tòa án mới thụ lý)
Cụ thể cần phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Nếu hòa giải không thành, anh/chị mang biên bản hòa giải đó, kèm theo đơn khởi kiện và các giấy tờ tài lieu chứng minh như: bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dung đất, các chứng cứ về việc cản trở xây dung bất hợp pháp, hành vi cố ý gây thương tích...
- Nộp đơn tại: TAND cấp huyện, nơi có đất