Suất tái định cư là gì?
Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và khả năng chi trả của người được tái định cư, nếu người đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà không nhận tiền để tự lo chỗ ở mới, sẽ được ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ bằng đất ở hoặc nhà ở tại khu vực có đất bị thu hồi hoặc tại nơi có điều kiện bố trí tái định cư.
Nguyên tắc bố trí tái định cư là phải công khai hóa phương án tái định cư; ưu tiến bố trị vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Trên cơ sơ quy định của pháp luật, cũng như theo quan điểm của tác giả: “Suất tái định cư là phần nhà ở hoặc đất ở có diện tích nhất định hoặc bằng tiền được nước bố trí tái định cư cho người sử dụng đất bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, suất tái định cư này chỉ gắn liền với người sử dụng đất bị thu hồi đất được xác định (sẽ được Giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất).
Để được nhận một suất tái định cư thì người có đất bị thu hồi phải nộp tiền sử dụng đất, giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu. (Khoản 3, Khoản 4, Điều 86 Luật Đất đai)
Trình tự thủ tục kiện đòi suất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Bước 1: Ta phải xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong việc khiếu kiện đòi bồi thường suất tái định cư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền sẽ phê duyệt suất tái định cư này. Thông thường cơ quan phê duyệt sẽ là UBND cấp tỉnh, tuy nhiên một số trường hợp UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND cấp huyện phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vì thế, Tòa án cấp có thẩm quyền cũng sẽ thay đổi từ cấp huyện sang cấp tỉnh theo.
Bước 2: Lập hồ sơ khởi kiện.
Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện và tất cả các tài liệu chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Hình thức, nội dung của Đơn khởi kiện phải phù hợp với Điều 118 Luật tố tụng hành chính 2015.
Bước 3: Nộp đơn khởi kiện.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:
-
Nộp trực tiếp tại Tòa án.
-
Gửi qua dịch vụ bưu chính.
-
Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
Trường hợp hồ sơ khởi kiện là phù hợp, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện Nộp tiền tạm ứng án phí và sau đó sẽ thụ lý vụ án.