Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:
1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn: bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn tại website của Luật Tiền Phong như dưới đây:
http://luattienphong.vn//chi-tiet-tin/tu-van-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mtv (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
http://luattienphong.vn//chi-tiet-tin/tu-van-thanh-lap-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-tro-len (với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
2. Việc đăng ký ngành sản xuất kem:Bạn có thể tham khảo Quyết định 337/2007/BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007, theo đó mã ngành sản xuất kem là:
"105 - 1050 - 10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhóm này gồm:
- Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và hoặc đã xử lý đun nóng;
- Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
- Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá;
- Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;
- Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
- Sản xuất bơ;
- Sản xuất sữa chua;
- Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
- Sản xuất sữa chua lỏng;
- Sản xuất casein hoặc lac to;
- Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
Loại trừ:
- Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01410 (Chăn nuôi trâu, bò);
- Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa...) được phân vào nhóm 01440 (Chăn nuôi dê, cừu)
- Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
- Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác)."
Ngoài ra, khi sản xuất các mặt hàng thực phẩm nói chung và sản xuất kem nói riêng, doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chứng thực);
- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
- Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Thời gian thực hiện: 45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, thực hiện được đăng ký kinh doanh, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP bạn có thể điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong.
Thân chúc bạn sức khỏe, bình an.
Trân trọng./.