Thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng

Chủ đề   RSS   
  • #614620 29/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19484
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 421 lần


    Thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng

    Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng được quy định chi tiết tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP

    (1) Thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về cơ quan nào?

    Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về Bộ Xây dựngUBND cấp tỉnh. Cụ thể:

    Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được quy định như sau:

    - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc nhà ở trong dự án do Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án còn lại không thuộc diện thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

    Đối với nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng được quy định như sau:

    - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở công vụ được bố trí cho các đối tượng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương) quản lý và nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 (sau đây gọi là nhà ở cũ thuộc tài sản công) do các cơ quan trung ương đang quản lý

    - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng đối với nhà ở công vụ và nhà ở cũ thuộc tài sản công do địa phương đang quản lý

    Theo đó, chủ đầu tư có nhu cầu muốn chuyển công năng nhà ở thì căn cứ vào trường hợp của mình để nộp hồ sơ đúng nơi có thẩm quyền chấp nhận.

    (2) Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng bao gồm:

    - Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP

    - Đề án chuyển đổi công năng nhà ở 

    Theo đó, đề án chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm các nội dung chính như:

    - Địa chỉ, số lượng nhà ở cần chuyển đổi

    - Nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi công năng nhà ở, thời gian thực hiện việc chuyển đổi, loại nhà ở sau khi chuyển đổi

    - Phương án quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi (cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định pháp luật về nhà ở), trách nhiệm thực hiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các nội dung khác có liên quan;

    Lưu ý: Trường hợp chuyển đổi nhà ở trong dự án thì phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ nghiệm thu đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp chuyển đổi nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì phải có hồ sơ quản lý, sử dụng nhà ở đó.

    (3) Trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng

    Do thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về 02 cơ quan là Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nên thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở cũng có 02 trường hợp.

    Cụ thể, trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:

    Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Bộ Xây dựng:

    Bước 1: Nộp hồ sơ

    Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    - UBND cấp tỉnh thực hiện tổ chức kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ lúc nhận hồ sơ:

    + Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng được quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở

    + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ lý do

    - Bộ Xây dựng thực hiện việc xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ lúc nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh kèm theo hồ sơ của chủ đầu tư

    - Trường hợp phải bổ sung, làm rõ các nội dung của đề án thì Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị làm rõ các nội dung theo yêu cầu

    - Trường hợp cần lấy ý kiến các cơ quan liên quan thì Bộ Xây dựng gửi lấy ý kiến góp ý và các cơ quan được gửi lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Xây dựng

    - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì Bộ Xây dựng phải có văn bản gửi UBND cấp tỉnh nêu rõ lý do để trả lời chủ đầu tư

    Lưu ý: Thời gian bổ sung, làm rõ các nội dung không tính vào thời gian giải quyết thủ tục

    Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận

    Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận.

    Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh:

    Bước 1: Nộp hồ sơ

    Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ:

    + Nếu hồ sơ hợp lệ, tuân thủ theo quy định và đáp ứng quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì báo cáo UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận chuyển đổi công năng

    + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư nêu rõ lý do

    - UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh

    - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì UBND cấp tỉnh phải có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà ở nêu rõ lý do để trả lời cho chủ đầu tư biết

    Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận

    Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận.

    Trên đây là hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

    Nghị định 95/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

     
    155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận