Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #208110 18/08/2012

    hoainam82

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    xin hỏi thủ tục để đăng ký một nhãn hiệu, xin cảm ơn.

     
    6835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #208111   19/08/2012

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Tôi xin tư vấn cho anh sơ bộ như sau: Anh có thể liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn kỹ hơn.
     
    Tra cứu trước nộp đơn:
    - Để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu để biết nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp bằng hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày ưu tiên sớm hơn hay không. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tư vấn các phương án nộp đơn hiệu quả nhất.
     
    - Bên cạnh vấn đề đăng ký, việc tra cứu là rất cần thiết để xem dấu hiệu khách hàng dự định sử dụng làm nhãn hiệu có bị coi là xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể khác hay không.
     
    Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
    - Sau khi tra cứu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có thể được bảo hộ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).
     
    - Thông qua Giấy uỷ quyền, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng giao dịch, theo dõi và đôn đốc đơn, nhận và chuyển giao tới khách hàng các quyết định và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng) đúng thời hạn.
     
    Lưu ý về ngày ưu tiên:
    - Ngày ưu tiên - hay còn gọi là ngày nộp đơn đầu tiên, có ý nghĩa trong trường hợp có nhiều đơn nhãn hiệu được nộp đơn thì Cục SHTT sẽ ưu tiên cấp văn bằng cho đơn nhãn hiệu nào có ngày ưu tiên sớm nhất, hay được nộp sớm nhất trong số những người nộp đơn.
     
    - Bên cạnh đó, ngày ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ cho giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau này, cụ thể là thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn) và tính từ ngày ưu tiên.

    (để được tư vấn cụ thể bạn liên hệ trực tiếp, thông tin hiển thị phần chữ ký. xin chân thành cảm ơn)

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
  • #235800   27/12/2012

    ls_tohadung
    ls_tohadung

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình xin góp thêm ý kiến thế này: Thực ra nếu bạn đã là thành viên của Thuvienphapluat.vn thì việc tìm lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn cũng không khó khăn lắm.

    Cách thứ nhất bạn có thể gửi câu hỏi, thắc mắc của mình (như ở trong chủ đề này). Các luật sư và chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ và giải đáp cho bạn.

    Cách thứ hai, bạn có thể tra cứu dữ liệu về thủ tục hành chính với những từ khóa liên quan mà bạn đang quan tâm. Chẳng hạn trong trường hợp của bạn, bạn sẽ cần từ khóa "Đăng ký nhãn hiệu" và các kết quả sẽ hiện ra này:

    Kết quả 

    Bạn sẽ chọn kết quả phù hợp cần tìm là kết quả số 3:

    3. Đăng ký nhãn hiệu - Bộ Khoa học và Công nghệ

    Thế là bạn đã có đầy đủ thông tin để đăng ký nhãn hiệu rồi đấy.

    Chúc bạn thành công.

    Giải đáp pháp luật: Mr. Dũng

    Website: www.leadconsult.com.vn

    Email: ls.tohadung@gmail.com

    Dịch vụ pháp lý liên hệ sđt: 091.54.72.999

     
    Báo quản trị |  
  • #241952   26/01/2013

    luathoabinh
    luathoabinh
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2013
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 3610
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 159 lần


    Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

    Theo quy đinh tại Thông tư01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007(“TT01/2007/TT-BKHCN”) để đăng ký nhãn hiệu thì bạn cần làm một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
     
    Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT01/2007/TT-BKHCN; 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;  Giấy đăng ký kinh doanh(bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn; Chứng từ nộp phí, lệ phí

    Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.  Hồ sơ của công ty bạn sẽ được thẩm định theo quy trình sau:

    a) Thẩm định hình thức:

    Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

    Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

    b) Công bố đơn hợp lệ:

    Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

    c) Thẩm định nội dung:

    Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

    Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho công ty bạn.

    Chúc bạn thành công!

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH

    Website: http://www.luathoabinh.com/

    Văn phòng tại Hà Nội: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023

    Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - Hot-line: 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433159   10/08/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn, sau đây Luật Gia Phát xin tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như sau:

    Thứ nhất, thành phần số lượng hồ sơ bao gồm:

    -      Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ;

    -      Mẫu nhãn hiệu ( 9 mẫu kích thước 80 x 80mm);

    -      Các tài liệu liên quan khác;

    -      Chứng từ nộp phí, lệ phí;

    Thứ hai, Luật Gia Phát đại diện Quý khách hàng thực hiện thủ tục tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ.

    Thứ ba, thời hạn xem xét đơn:

    -      Thời hạn thẩm định hình thức:  Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

    -      Thời hạn công bố đơn hợp lệ: 2 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

    -      Thời hạn thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #433640   16/08/2016

    cvdoha
    cvdoha

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2016
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    I. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu
    1. Đối với nhãn hiệu:
    a) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
    b) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
    2. Đối với tổ chức, cá nhân
    a) Là hàng hoá do tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu sản xuất hoặc dịch vụ do tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cung cấp.
    b) Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
    c) Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
    d) Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
    đ) Đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
    – Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
    – Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
    e) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền đăng ký phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
    II. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
    a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu;
    b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ
    – 05 Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
    – Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
    c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
    d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
    đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
    e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
    III. Trình tự thực hiện đăng ký nhãn hiệu:
    1. Tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập;
    2. Cục tiếp nhận, kiểm tra đơn.
    – Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu thì tiếp nhận đơn, trao bản tờ khai cho người nộp đơn
    – Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện).
    3. Cục thẩm định hình thức đơn
    – Đơn được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
    – Trường hợp đơn hợp lệ, Cục ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
    – Đối với đơn chưa hợp lệ
    + Cục gửi thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
    + Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối thì Cục ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả các khoản phí, lệ phí theo quy định
    3. Cục công bố đơn hợp lệ
    – Đơn hợp lệ được Cục công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
    – Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.
    4. Cục thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
    – Người có yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định.
    – Tùy từng trường hợp, Cục ra một trong các thông báo sau: Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
    5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
    + Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
    + Nếu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

    CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI TÂM

    Số 120, phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0942565668

    Mail: tuvanluat@luatdaitam.com

    Web: www.webthutuc.com – www. luatdaitam.com

     
    Báo quản trị |  
  • #435877   14/09/2016

    quanghvneu
    quanghvneu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Nếu thuê công ty luật đại diện đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp thì sẽ qua nhiều lần tra cứu nhãn hiệu. Bước đầu là tra cứu sơ bộ (miễn phí) có thể chắc tầm 30% nhãn hiệu không bị trùng. Sau khi ký hợp đồng sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu, lúc này chắc khoảng 70 - 80% nhãn hiệu không trùng lặp. Tiếp đó sẽ tiến hành gửi cho chuyên viên phân tích tra cứu lần nữa. Thực tế cho thấy nhiều nhãn hiệu đã đăng ký vẫn có khả năng trùng lặp với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Điều đó chứng tỏ việc tra cứu dù đã nhiều lần vẫn chưa thể chính xác toàn phần.

     
    Báo quản trị |  
  • #436176   17/09/2016

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn, với câu hỏi của bạn, Luật Gia Phát xin được trả lời bổ sung như sau:

    Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Để nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    Có khả năng phân biệt hàng hoá,dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

    Dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu: có thể cấu thành từ: tên thương mại của nhãn hiệu, hoặc các từ, số mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa, đại diện cho sản phẩm/ dịch vụ của mình.

    Như vậy, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác để đảm bảo có khả năng được bảo hộ đọc quyền đối với  nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Khi đã xác định nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình, doanh  nghiệp mới  thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như các bài viết trên đã chia sẻ rất cụ thể.

                                                                                       Trân trọng!

     
    Báo quản trị |