Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài định cư tại Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #502270 15/09/2018

    Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài định cư tại Việt Nam

    Tình huống: A muốn kết hôn với người nước ngoài và định cư tại Việt Nam. A cần làm thủ tục gì để được kết hôn hợp pháp.

    Căn cứ pháp lý:

    Luật hôn nhân và gia đình 2014`

    Luật quốc tịch năm 2008 số 24/2008/QH12

    Nghị định số 126/2014/NĐ-CP

    Thông tư 179/2015/TT-BTC

     

    Theo quy định tại Điều 126, luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Kết hôn có yếu tố nước ngoài

    “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”

     Trình tự thực hiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

     Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài Sở Tư Pháp có thẩm quyền giải quyết.

     Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ đó và ghi rõ ngày phỏng vấn, ngày trả kết quả. Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

     Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có những trách nhiệm dưới đây:

     – Thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với 2 bên nam và nữ kiểm tra để làm rõ về nhân thân và sự tự nguyện kết hôn của hai người cũng như mức độ hiểu biết nhau về nhau. Trong trường hợp cần phiên dịch để thực hiện buổi phỏng vấn thì Sở Tư pháp sẽ chỉ định người phiên dịch.

     – Kết quả của buổi phỏng vấn sẽ được được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn cần phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản của buổi phỏng vấn, người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung của buổi phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

     – Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài ; trong trường hợp nghi vấn hoặc có vấn đề khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, hay lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn nhằm mục đích trục lợi khác hay xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam và nữ ; giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.

     Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan công an cần thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

     Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, trong trường hợp xét thấy hai bên nam và nữ đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn cho 2 người.

     Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

     – Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất theo mẫu.

    – Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ (xác định tình trạng hôn nhân của người nước ngoài tại nước ngoài)

     – Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hay tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bênh như :bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình.

     – Bản sao CMTND / Hộ chiếu đối với người Việt Nam ở trong nước, Hộ chiếu / giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế : Giấy thông hành /Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

     – Bản sao Sổ hộ khẩu / Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam , Thẻ Thường trú hoặc Thẻ tạm trú / Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau.

     Lưu ý: Giấy tờ của người nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

     Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài (Điều 19 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

     – UBND cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của người Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người Việt Nam với nhau mà ít nhất có một bên định cư tại nước ngoài; trong trường hợp người Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của người Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

     – Trong trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của 1 trong 2 bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả 2 bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

     – Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.

    Tại Điều 1 Thông tư 179/2015/TT-BTC

     “b.1. Lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân

     * Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Không quá 75.000 đồng.

     Căn cứ theo các quy định trên thì, đối với trường hợp của bạn, bạn tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn và lệ phí khi làm thủ tục ghi chú kết hôn là không quá 75.000 đồng”.

     

     

     
    1680 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận