Thủ tục cần thực hiện khi đầu tư dự án tại cụm công nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #605423 15/09/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 10833
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 195 lần


    Thủ tục cần thực hiện khi đầu tư dự án tại cụm công nghiệp?

    Tôi muốn thuê khu đất tầm 1000m2 để thực hiện dự án tại cụm công nghiệp. Như vậy, để thực hiện đầu tư tại cụm công nghiệp thì tôi cần làm các thủ tục gì?

    Thủ tục cần thực hiện khi đầu tư dự án tại cụm công nghiệp?

    Căn cứ Điều 22, 23 Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp quy định:

    Về việc tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp:

    Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư, cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.

    Về việc thuê đất, cấp giấy phép xây dựng trong cụm công nghiệp:

    - Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp thực hiện thủ tục thuê đất của nhà nước hoặc thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    -Các công trình xây dựng trong cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và được thẩm định thiết kế thì được miễn giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công bằng văn bản kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, lưu hồ sơ.

    Theo quy định trên, khi đơn vị có nhu cầu đầu tư tại cụm công nghiệp thì đơn vị nên liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp đó để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, thủ tục triển khai dự án đầu tư, giới thiệu địa điểm, thuê đất... 

    Về việc thuê đất:

    - Một là thuê đất của Nhà nước. Nếu thuê đất của Nhà nước thì việc cho thuê đất sẽ thực hiện theo trình tự tại Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    - Hai là thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

    Cụ thể thuê đất theo diện nào thì đơn vị cũng cần trao đổi lại với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp để có thông tin chính xác. 

    Về việc xin chủ trương đầu tư:

    Nếu dự án của của đơn vị thuộc trường hợp tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2020 thì phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng dẫn từ Điều 33 đến Điều 36 Luật đầu tư 2020.

    Ngoài ra, dự án đầu tư sẽ phải xin giấy chứng nhận đầu tư nếu thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020, cụ thể:

    - Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

    Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 38 Luật đầu tư 2020 và Điều 35, 36, 39, 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Biểu mẫu trong thủ tục này được ban hành tại Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT

    Về trình tự đầu tư xây dựng: Đơn vị thực hiện theo Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể gồm 3 giai đoạn:

    - Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

    - Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

    - Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

    Chi tiết thực hiện các bước này xem chi tiết tại Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn luật này. 

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     
    2524 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận