Thủ tục cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã tại Đắk Nông

Chủ đề   RSS   
  • #610022 29/03/2024

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Thủ tục cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã tại Đắk Nông

    Cấm tiếp xúc là gì? Ai có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc? Thủ tục cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của cơ quan, tổ chức cá nhân tại Đắk Nông như thế nào?

    Cấm tiếp xúc là gì? Ai có thẩm quyền ra quyết định biện pháp cấm tiếp xúc?

    Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định thì cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

    Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

    Theo Điều 25, Điều 26 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì hiện có 2 cơ quan/người có thẩm quyền có thể ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, cụ thể:

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:

    + Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;

    + Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

    - Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;

    + Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

    Thủ tục cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của cơ quan, tổ chức cá nhân tại Đắk Nông

    Căn cứ Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bị bãi bỏ và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Gia đình thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, trình tự thực hiện như sau:

    Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

    Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Các hình thức nộp hồ sơ:
    (1) nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã,
    (2) Qua Bưu điện;
    (3) Qua hệ thống mạng điện tử (được chụp từ bản gốc hoặc bản định dạng PDF có ký số).

    - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấm tiếp xúc với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị cấm tiếp xúc (Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2023/NĐ- CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Với các trường hợp khác không cần đơn.

    - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã nhận hồ sơ trong giờ hành chính và chuyển hồ sơ cho UBND cấp xã.

    Bước 2. Xử lý hồ sơ

    Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi Chủ tịch UBND cấp xã nhận được đơn đề nghị cấm tiếp xúc, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản (Mẫu số 07 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) (Thời gian cấm tiếp xúc không quá 03 ngày cho mỗi lần quyết định cấm tiếp xúc); trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

    Bước 3. Trả kết quả

    UBND cấp xã trả kết quả thực hiện cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

    Thời gian giải quyết: 12 giờ kể từ khi Chủ tịch UBND xã nhận đơn đề nghị cấm tiếp xúc.

    - Phí, lệ phí: Không quy định.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     
    25 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận