Thứ tự hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #456910 10/06/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Thứ tự hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Văn bản quy phạm pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản là: mang tính bắt buộc chung, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

    Vậy những văn bản nào được xem là văn bản quy phạm pháp luật? Do ai ban hành? Và thứ tự hiệu lực pháp lý giữa chúng như thế nào?

    Dưới đây là bảng tóm tắt các văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành cũng như thứ tự hiệu lực giữa chúng. Hy vọng cần thiết cho những ai đã và đang học luật.

    STT

    Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành

    Loại văn bản

    1                

    Quốc hội

    - Hiến pháp

    - Bộ luật, luật

    ­ - Nghị quyết

    2                

    Ủy ban thường vụ Quốc hội

    - Pháp lệnh

    - Nghị quyết

    3                

    Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    - Nghị quyết liên tịch

    4                

    Chủ tịch nước

    - Lệnh

    - Quyết định

    5                

    Chính phủ

    - Nghị định

    6                

    Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

    - Nghị quyết liên tịch

    7                

    Thủ tướng Chính phủ

    - Quyết định

    8                

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    - Nghị quyết

    9                

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    - Thông tư

    10            

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Thông tư liên tịch

    11            

    Tổng Kiểm toán nhà nước

    - Quyết định

    12            

    Hội đồng nhân dân các cấp

    - Nghị quyết

    13            

    Ủy ban nhân dân các cấp

    - Quyết định

    Ngoài ra, Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn bao gồm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

     
    47537 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    thulieuk28 (23/07/2018) ntqn1993 (11/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457011   11/06/2017

    lan_le
    lan_le

    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 69 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn HKduy rất nhiều. Bạn Duy có thể cho mình hỏi là những văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là những loại văn bản nào không và giá trị pháp lý của những loại văn bản đó như thế nào. Cảm ơn bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #457029   11/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Cảm ơn bạn lan_le đã trao đổi. Theo mình biết thì hiện nay chưa có quy định cụ thể về văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là những văn bản nào. Tuy nhiên, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”. Do đó, mình suy luận rằng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    Hiện tại 3 địa phương được xây dựng trở thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bao gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt này được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình. Còn về chính quyền địa phương ở các đơn vị này có lẽ sẽ được tổ chức tương tự mô hình cấp huyện và cũng trực thuộc cấp tỉnh. Vì vậy, có thể văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt này có hiệu lực tương đương với văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương cấp huyện.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |