Thủ thuật nhận biết giấy tờ giả trong lĩnh vực nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #515517 20/03/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Thủ thuật nhận biết giấy tờ giả trong lĩnh vực nhà đất

    Thủ thuật nhận biết giấy tờ giả trong lĩnh vực nhà đất

    >>> Đi công chứng bị phát hiện sổ đỏ giả

    Nhà đất là những tài sản có giá trị lớn, đối với việc giao dịch những tài sản này người mua cần phải xem xét kỹ những giấy tờ có liên quan để tránh trường hợp bị lừa đảo bởi kẻ gian.

    Bằng chứng hợp pháp sở hữu tài sản, liên mật thiết đến việc giao dịch là sổ đỏ (sổ hồng) hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây được viết tắt là GCN) là loại giấy tờ quan trọng nhất mà chúng ta cần phải kiểm tra đầu tiền.

    Bên cạnh đó một số trường hợp người bán không trực tiếp bán mà ủy quyền cho người khác bán, với những trường hợp như thế này thì ta cần phải kiểm tra thông tin của giấy ủy quyền đó có hợp pháp hay không.

    Bài viết dưới đây chia sẻ cách để kiểm tra hai loại giấy tờ này.

    1. Kiểm tra giấy ủy quyền

    Để kiểm tra giấy ủy quyền chúng ta phải xem xét đến 05 vấn đề sau đây:

    - Người ủy quyền: phải kiểm tra xem người ủy quyền có đúng là người đứng tên trên GCN hay không, các thông tin cá nhân trong hợp đồng ủy quyền đúng với thông tin cá nhân trên GCN.

    - Người được ủy quyền: người tiến hành mua bán, giao dịch với bạn có phải là người được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền hay không, các thông tin cá nhân

    - Thời gian ủy quyền: cần phải xem xét thời gian ủy quyền của hợp đồng ủy quyền từ thời gian nào đến thời gian nào, vào thời điểm giao dịch (quá trình đặt cọc, công chứng, đăng bộ) hợp đồng đó có và còn hiệu lực hay không

    - Phạm vi ủy quyền: xem công việc được ủy quyền là gì, có ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện các công việc như mua bán, chuyển nhượng sang tên hay không? Có nhiều trường hợp người được ủy quyền chỉ được ủy quyền trong phạm vi được tách sổ hoặc đo đạc lại diện tích đất, nhưng người được ủy quyền lại lợi dụng việc đó để chuyển nhượng thửa đất cho những người không xem kỹ.

    - Kiểm tra hợp đồng ủy quyền có công chứng hay không: giá trị bất động sản là không nhỏ nên nếu như hợp đồng ủy quyền không có công chứng thì không nên giao dịch. Trong trường hợp có công chứng thì cũng phải kiểm tra là hợp đồng công chứng này có được công chứng thật hay không, nên xác minh với phòng thực hiện công chứng, kiểm tra thêm có hợp đồng nào hủy bỏ hoặc thay thế hợp đồng ủy quyền này chưa?

    2. Kiểm tra sổ giả

    >>> Cách nhận biết Giấy tờ nhà đất giả

    Bên trên là một bài viết về cách nhận biết cụ thể giấy tờ giả, mình sẽ bổ sung thêm một số cách chưa có trong bài viết.

    Xem những chi tiết bất thường trên sổ

    - Độ mới cũ: Chẳng hạn như sổ được cấp đã lâu mà những nét mực trên đó còn mới, không có nếp gấp…

    - Có nét bôi hoặc tẩy xóa trên sổ (bằng hóa chất hoặc bằng cơ học).

    Đã có trường hợp người bán tẩy đi dòng chữ thửa đất có quy hoạch và lừa bán cho người khác.

    Nếu bằng cơ học thì thường “lộ” nhược điểm tại nơi tẩy xóa mất độ bóng láng cần thiết, do có nhiều vết trầy xước; giấy ở chỗ tẩy xóa sẽ mỏng hơn bình thường; nền in ở vị trí tẩy, bao gồm cả dòng kẻ, bị phá hủy; chữ viết chỗ tẩy xóa có khi bị nhòe, độ đậm, nhạt của chữ cũng khác.

    Nếu là tẩy bằng cơ học thì độ trơn bóng của giấy không tự nhiên, có khi nhợt nhạt, thay đổi màu sắc tại chỗ tẩy xóa; các nét chữ xung quanh vùng tẩy có thể bị mất hoặc thay đổi màu; các nét viết, in sau khi tẩy xóa thường to, đậm, nhòe; trong một số trường hợp, giấy bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn; giấy bị xốp và giòn hơn.

    - Chữ ký trên trên sổ

    Nếu bạn có hai cuốn sổ thì có thể so sánh chữ kỹ với nhau. Nếu không thì kiểm tra chữ ký trên sở đó, chữ ký giả thường không tự nhiên, lưu loát, đường nét run, gãy, không có mối liên kết các nét, nét bắt đầu và nét kết thúc không sắc gọn…

    - Dấu mộc đóng trên sổ

    Đối với con dấu, nếu dấu giả khoảng cách giữa các vành thường không đều; đường nét không liên tục, tự nhiên; nét chữ không thẳng; kiểu chữ không đúng quy cách; bố cục các dòng chữ, hình vẽ không cân đối; các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ nên thường hay đọng mực, mờ nhòe…

    - Chú ý kiểm tra kỹ đối với những sổ đỏ có ép plastic

    Nhiều người vì muốn giữ gìn sổ của mình sạch sẽ nên đã đem đi ép nhựa. Bên cạnh đó cũng sẽ có trường hợp vì làm giả bằng cách sử dụng máy scan, "quét" lại sổ thật rồi in màu. Tuy nhiên, việc in hai mặt của sổ để trùng khớp nhau rất khó nên sẽ in từng mặt, rồi dán lại. Dán sẽ để lại dấu vết, do đó, phải ép plastic để tránh bị phát hiện.

    Tìm hiểu đối tượng giao dịch

    Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, bạn có thể tránh được giấy tờ giả lẫn người bán là người giả.

    Kiểm tra tại Phòng tài nguyên hoặc Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng công chứng

    Đây là cách hữu hiệu sau cùng nếu như bạn không dùng được những cách trên.

    Phòng tài nguyên - môi trường sẽ đối chiếu thông tin thửa đất (đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…), tờ bản đồ của các sổ đỏ bị làm giả với dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra.

    Tại Văn phòng phòng công chứng thì công chứng viên sẽ dùng nghiệp vụ của mình để kiểm tra sổ đó.

    Nguồn: Tổng hợp

    Bạn nào biết được những biện pháp nào khác, mong chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.

     
    20926 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    admin (22/07/2021) hunglu1993 (22/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515715   25/03/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nhân đây mình hỏi thêm, đối với những dự án bất động sản, làm sao để mình có thể kiểm tra được tính pháp lý dự án đó nhỉ, nhiều trường hợp không biết được dự án đó như thế nào mà bỏ tiền ra mua nhưng sau đó chủ đầu tư biến mất thì người dân mua chỉ biết kêu trời thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    chauau1 (02/10/2019)