Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá

Chủ đề   RSS   
  • #224932 08/11/2012

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá

     

    Cuối cùng, sau một thời gian dài chờ đợi, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 thay thế cho Thông tư 201 quy định về ghi nhận, đánh giá và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.
    Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá

    Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá


    Một trong những thay đổi chính là cho phép các doanh nghiệp sử dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại để chuyển đổi và đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ thay vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Quy định này khắc phục bất cập do sự khác nhau khá lớn giữa tỷ giá thực tế trên thị trường và tỷ giá bình quân liên ngân hàng.


    Thông tư 179 đưa ra quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá trong một số trường hợp (giai đoạn) khác nhau:

    Điều 5. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động:
    Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

    Điều 6. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
    Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

    Một điểm nhấn quan trọng khác biệt và khắc phục bất cập của Thông tư 201 là Thông tư 179 đã quay lại hướng dẫn xử lý kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh và hiện thực hóa trong kỳ và các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 10. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh sẽ được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ.

    Đối với khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ, Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

    Thông tư 179 ra đời thực sự đã cởi nút thắt trong xử lý chênh lệch tỷ giá đối với những người hành nghề kế toán và kiểm toán trong suốt thời gian áp dụng Thông tư 201 vừa qua.
     
    Nguồn kiemtoan.com.vn
     
    Download tải toàn văn Thông tư 179 tại:
     
    24027 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    YenNguyen_ (12/03/2013) invalid5419941513 (09/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #226199   13/11/2012

    Em chào chị,

    Chị cho em hỏi Kế toán trước đây hạch toán việc quy đổi tỷ giá từ USD sang VND như sau:

    1. Bên Nợ 112: tỷ giá BQLNH

    2. Bên Có 112: liên quan đến việc xuất USD để đóng phí quản lý TK cho ngân hàng dùng tỷ giá BQLNH, chuyển tiền bằng USD qua lại giưa các ngân hàng cũng dùng tỷ giá BQLNH, chỉ có bán USD là dùng tỷ giá xuất

    Vậy cho em hỏi theo TT179 thì không dùng tỷ giá BQLNH nữa, em phải xử lý ra sao đối với việc lấy tỷ giá bên C112? nếu em đổi lại lấy đúng theo tỷ giá xuất 1 trong 4 phương pháp thì có phải thuyết minh trên BCTC hay k?

    Cảm ơn chị

     
    Báo quản trị |  
  • #229278   26/11/2012

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Chào em,

    Căn cứ điều 3 thông tư 201/2009 về xử lý chênh lệch tỷ giá:

     

    Điều 3. Doanh nghiệp có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

    Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.

    Và theo QĐ 15/2006, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ dưới đây:

     

    1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.

     

    1.1 Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán.

    Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hành, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

    1.2. Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh).

    1.3. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theo một trong các phương pháp : tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước).

    1.4. Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh cách nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

    1.5. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

    1.6 Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.


    Như vậy, theo nguyên tắc hạch toán trong QĐ 15 trích dẫn ở trên, thì trước đây em hạch toán theo tỷ giá BQLNH là đúng, và có thể hạch toán theo tỳ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ phát sinh, nghĩa là tỷ giá thực tế tại NHTM cty em thực hiện giao dịch. Và theo thông tư 179/2012, bắt đầu hiệu lực từ 10/12/2012 thì nêu cụ thể rõ hơn. Em xem khoản 1 điều 3, thông thư 179 như trích dướt đây:

     

    Điều 3. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam:

     

    1. Đối với việc thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong năm tài chính thì thực hiện theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh theo quy định của pháp luật.

    Do đó, các giao dịch phát sinh em dùng tỷ giá thực tế tại NH bên Cty em mở tài khoản và giao dịch. Cũng vậy, các phí đóng tài khoản cũng dùng tỷ giá tại NH TM cty em mở tài khoản và giao dịch, và thường khoản này ko có phát sinh chênh lệch tỷ giá, vì nghiệp vụ này NH thực hiện trong ngày và chỉ mất tgian ngắn nên thường không có thay đổi tỷ giá.

    Em cứ theo QĐ 15 và thông tư 179 hướng dẫn hạch toán nhé.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #233209   14/12/2012

    thanh_tn78
    thanh_tn78

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dear Luật sư

    Em là Uyên. Em xin hỏi luật sư về vấn đề đánh giá chênh lệch lãi lỗ USD, CAD của Cty em

    Thông tư123/2012/TT-BTC có Điều 6 khoản 2.20 được giải thích rõ hơn bằng Thông tư201/2009/TT-BTC nhưng có 2 điểm em chưa rõ là Điều 5 và Điều 6 mục 2. Xin Luật sư vui lòng giải thích giúp em.

    Hiện tại Hàng quý em đánh giá chênh lệch tỷ giá ngân hàng USD, CAD định khoản:

    Lãi: Nợ 112/ Có 515

    Lỗ: Nợ 635/ Có 112

    Cuối năm chênh lệch = 0

    Em định khoản vậy có đúng không?

    Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 thì cách định khoản như thế nào.

     

    Mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư. Thanks

     

     
    Báo quản trị |  
  • #235792   27/12/2012

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

     

    thanh_tn78 viết:

     

    Dear Luật sư

    Em là Uyên. Em xin hỏi luật sư về vấn đề đánh giá chênh lệch lãi lỗ USD, CAD của Cty em

    Thông tư123/2012/TT-BTC có Điều 6 khoản 2.20 được giải thích rõ hơn bằng Thông tư201/2009/TT-BTC nhưng có 2 điểm em chưa rõ là Điều 5 và Điều 6 mục 2. Xin Luật sư vui lòng giải thích giúp em.

    Hiện tại Hàng quý em đánh giá chênh lệch tỷ giá ngân hàng USD, CAD định khoản:

    Lãi: Nợ 112/ Có 515

    Lỗ: Nợ 635/ Có 112

    Cuối năm chênh lệch = 0

    Em định khoản vậy có đúng không?

    Thông tư 179 mới thay thế Thông tư 201 thì cách định khoản như thế nào.

     

    Mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư. Thanks

     

     

     

    Chào em,

    Chị lu bu quá, nay mới trả lời em được. Hiện nay, thông tư 179/2012 hướng dẫn hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá đã có hiệu lực, thay thế thông tư 201/2009, em nên áp theo thông tư 179 và QĐ 15/2006 để hạch toán nhé.

    Em có thể tham khảo bài báo của chị theo link dưới đây cho các vấn đề liên quan đến chênh lệch tỷ giá và thuế, TT 123/2012:

    http://www.webketoan.vn/tt-179-huong-den-chuan-muc-quoc-te-ve-qui-dinh-ghi-nhan-danh-gia-xu-ly-cac-khoan-chenh-lech-ty-gia.html

    Về vấn đề hạch toán, theo chị em hạch toán nghiệp vụ phát sinh chênh lệch tỷ giá vào 515 và 635 thì ok, còn vấn đề đánh giá xử lý, em nên để cuối năm xử lý, đánh giá một lần cho đúng với tỳ giá tại thời điểm khóa sổ thì hay hơn.

    Thân.

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 27/12/2012 10:07:30 SA
     
    Báo quản trị |