Thông tư 02/2017/TT-BYT ban hành bảng giá tối đa dịch vụ khám bệnh tại các bệnh viện Nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #452055 18/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Thông tư 02/2017/TT-BYT ban hành bảng giá tối đa dịch vụ khám bệnh tại các bệnh viện Nhà nước

    Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp.

    Theo đó, việc xác định số lần và giá khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

    - Nếu người bênh đến khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh sau đó được chuyển vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì được tính là một lần khám bệnh.

    - Trong cùng một lần khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc do yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 2 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.

    - Nếu người bệnh đến khám tại cơ sở khám chữa bệnh đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy dấu hiệu bất thường, quay trở lại để khám chữa bệnh ngay trong ngày hôm đó và tiếp tục được thăm khám thì khám lần này được coi như là lần khám thứ 2 trở đi trong vòng 01 ngày. Việc thanh toán áp dụng như trên.

    - Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có tổ chức các phòng khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng và người bệnh đăng kí khám tại đây thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh.

    - Nếu người khám bệnh vào viện tại các khoa điều trị lâm sàng, không đăng ký khám bệnh tại các khoa khám bệnh thì không được tính tiền khám bệnh.

    - Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh nếu thời gian điều trị dưới 04 giờ thì người bệnh phải chi trả tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không phải chi trả tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

    - Đối với phòng khám ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố không trực thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh: áp dụng mức giá khám bệnh của bệnh viện hạng II, trên địa bàn tỉnh.

    Ngoài ra, Thông tư 02/2017/TT-BYT còn quy định nhiều vấn đề liên quan đến khung giá khám chữa bệnh, và ban hành bảng giá tối đa dịch vụ khám chữa bệnh.

    Để xem chi tiết danh mục này, vui lòng tải ở file đính kèm.

     

    Đây là chữ ký

     
    23782 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    giangyuny9x (29/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455463   01/06/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Từ ngày 01/06/2017 áp dụng giá viện phí mới đối với người không có thẻ BHYT

    Ngày 15/03/2017 Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 02/2017/TT-BYT về Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

     

    Theo đó, từ ngày 01/06/2017, các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khoẻ; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm…

     

    - Mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định tại Phụ lục I

     

    - Mức tối đa khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm quy định tại Phụ lục II

     

    - Mức tối đa khung giá dịch vụ ngày giường điều trị quy định tại Phụ lục III

     

    Xem chi tiết tại thông tư 02/2017/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

     
    Báo quản trị |  
  • #455759   02/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Viện phí tăng mạnh đồng loạt từ 01/06/2017 !!!

    Từ ngày 1/6/2017 giá viện phí mới sẽ được chính thức áp dụng cho bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế, theo nội dung của Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm ý tế trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

    Từ tháng 6, 7/2017 này gần 100 bênh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thuộc nhóm tự chủ tài chính hoàn toàn sẽ áp dụng mức viện phí mới này với những bệnh nhân chưa có Bảo hiểm y tế.

    Đến tháng 8/2017, có 30 tỉnh, thành phố áp dụng mức viện phí mới và tới tháng 10 có tiếp 15 tỉnh, thành phố áp dụng. 18 tỉnh, thành phố còn lại sẽ áp dụng mức viện phí mới vào tháng 12.

     

    Viện phí tăng sốc đồng loạt từ 01/06/2017

    Cụ thể, danh mục dịch vụ sẽ áp dụng viện phí mới bao gồm hơn 1900 loại. Đa số sẽ tăng gia từ 20 - 50% so với hiện hành, cá biệt sẽ có những dịch vụ sẽ tăng giá gấp 2-3 lần, theo đó tiền khám bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1: 39.000 đồng/lượt; hạng 2: 35.000 đồng/lượt, hạng 3: 31.000 đồng/lượt và hạng 4, trạm y tế xã: 29.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ được thực hiện theo lộ trình chứ không tăng đồng loạt trên cả nước.

    Một hạng mục được tăng giá rất cao sau đợt điều chỉnh này chính là chi phí phẫu thuật, siêu âm, chụp X. Quang... Chi phí chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng. Chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng, khám nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng...

    Bên cạnh đó thì việc điều trị bệnh ung thư sẽ phải mất rất nhiều tiền nếu không có Bảo hiểm y tế sau khi tăng viện phí.

    Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ khác được điều chỉnh tăng giá lên 20 - 40% so với trước.

     
    Báo quản trị |  
  • #455762   02/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tăng từ 50% đến gấp 2 3 lần thì đúng là quá nhiều. Mình thắc mắc với chủ thớt là có lý do nào mà nhà nước lại tăng tiền khám chữa bệnh lên nhiều như vậy? Liệu có phải để tăng số lượng người sử dụng bảo hiểm y tế không? có một chuyện bên lề là cách đây 1 tháng mình đi khám sức khỏe đi làm, trước đây khám ở tuyến quận cũng chỉ dưới 100 ngàn. Vừa rồi đến hỏi thì nghe nói có thông tư gì mới của Bộ y tế nên khám sức khỏe đó giá 300 - 400 ngàn!!! Sau đó mình đi về khám ở trung tâm y tế dự phòng quận, giá 50 ngàn/ 2 tờ :)) Thật khó hiểu chuyện viện phí!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    DT_DA (02/06/2017)
  • #455764   02/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Lại là tin rất buồn đối với những người không có BHYT mà lỡ may phải vào viện. Mấy lúc như vậy mới thấy có BHYT lợi biết bao. Mình nghĩ đây là một trong những chính sách để khuyến khích tất cả mọi công dân mua BHYT, tiến tới phổ cập sử dụng BHYT đối với tất cả các đối tượng trong công tác khám, chữa bệnh.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (03/06/2017)
  • #455776   03/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hi bạn thuchichu 

    Đúng như bạn nói thì việc Nhà nước tăng viện phí khám chữa bệnh lên một phần là để khuyến khích người dân tham gia BHYT, một phần là để tạo sự công bằng giữa người tham gia BHYT và người chưa tham gia BHYT vì:

    Thứ nhất: trước khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2017/TT-BYT còn khoảng 20% người chưa có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh được thanh toán theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Tài chính - Y tế, điều này làm giảm bớt khó khăn cho những người chưa có thẻ BHYT không may bị đau ốm, bệnh nặng. Giá dịch vụ y tế cũ chỉ cấu thành trên 3 yếu tố nên không cao. Tuy nhiên, khi giá viện phí thấp, người dân khi bị bệnh sẵn sàng chi trả theo giá dịch vụ mà không cần tham gia BHYT.

    Thứ 2: Theo quy định giá cũ thì mức thanh toán viện phí khá thấp cho cả hai đối tượng tham gia BHYT và không tham gia BHYT nên nhiều người suy nghĩ không tham gia BHYT. Tuy nhiên, theo quy định tại mức giá mới này, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT thì chi phí rất lớn.Ví dụ như điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng hạt phóng xạ I-125 có chi phí tối đa là 15.090.000 đồng. Còn nếu bênh nhân có tham gia BHYT thì sẽ được BHYT thanh toán 80%

    Còn với chi phí giường bệnh, việc nằm hồi sức tích cực cũng là gánh nặng nếu bệnh nhân không có BHYT. Chỉ cần nằm điều trị khoảng mười ngày, chi phí đã lên khoảng gần 10 triệu đồng. Còn khi có thẻ BHYT, người bệnh được thanh toán theo mức mà BHYT quy định.

    Vì vậy, việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này sẽ tạo công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện.

    Còn về câu chuyện đi khám sức khoẻ xin việc thì theo suy nghĩ của mình thì việc bệnh viện này chi phí khám sức khoẻ cao hơn bệnh viện kia là có sự khác nhau vì nó là 2 loại dịch vụ khám sức khoẻ: một bên khám sức khoẻ xin việc thì giá khám sức khoẻ, bệnh viện sẽ thu theo quy định thông tư 04/BYT năm 2012 được Sở Y tế TPHCM phê duyệt (85.000 đồng). Bệnh viện thu thêm 4.000 đồng là tiền hồ sơ khám sức khỏe mỗi phiếu (2.000 đồng/tờ x 2 tờ). Còn loại thứ 2 cũng là khám sức khoẻ xin việc nhưng trong đó quy định của bệnh viện hay phòng khám đó yêu cầu bạn phải tham gia thêm các loại dịch vụ khám sức khoẻ khác như: xét nghiệm máu, chụp X.quang... dẫn đến chi phí sẽ cao hơn so với bên khác.

    Vì vậy mới có kiểu cơ sở khám chữa bệnh này chi phí khám 85.000 đồng, cơ sở khác 200-300 ngàn đồng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (03/06/2017) Sensen93 (03/06/2017)
  • #455778   03/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    DT_DA viết:

    Hi bạn thuchichu 

    Đúng như bạn nói thì việc Nhà nước tăng viện phí khám chữa bệnh lên một phần là để khuyến khích người dân tham gia BHYT, một phần là để tạo sự công bằng giữa người tham gia BHYT và người chưa tham gia BHYT vì:

    Thứ nhất: trước khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2017/TT-BYT còn khoảng 20% người chưa có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh được thanh toán theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của Bộ Tài chính - Y tế, điều này làm giảm bớt khó khăn cho những người chưa có thẻ BHYT không may bị đau ốm, bệnh nặng. Giá dịch vụ y tế cũ chỉ cấu thành trên 3 yếu tố nên không cao. Tuy nhiên, khi giá viện phí thấp, người dân khi bị bệnh sẵn sàng chi trả theo giá dịch vụ mà không cần tham gia BHYT.

    Thứ 2: Theo quy định giá cũ thì mức thanh toán viện phí khá thấp cho cả hai đối tượng tham gia BHYT và không tham gia BHYT nên nhiều người suy nghĩ không tham gia BHYT. Tuy nhiên, theo quy định tại mức giá mới này, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT thì chi phí rất lớn.Ví dụ như điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng hạt phóng xạ I-125 có chi phí tối đa là 15.090.000 đồng. Còn nếu bênh nhân có tham gia BHYT thì sẽ được BHYT thanh toán 80%

    Còn với chi phí giường bệnh, việc nằm hồi sức tích cực cũng là gánh nặng nếu bệnh nhân không có BHYT. Chỉ cần nằm điều trị khoảng mười ngày, chi phí đã lên khoảng gần 10 triệu đồng. Còn khi có thẻ BHYT, người bệnh được thanh toán theo mức mà BHYT quy định.

    Vì vậy, việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này sẽ tạo công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện.

    Còn về câu chuyện đi khám sức khoẻ xin việc thì theo suy nghĩ của mình thì việc bệnh viện này chi phí khám sức khoẻ cao hơn bệnh viện kia là có sự khác nhau vì nó là 2 loại dịch vụ khám sức khoẻ: một bên khám sức khoẻ xin việc thì giá khám sức khoẻ, bệnh viện sẽ thu theo quy định thông tư 04/BYT năm 2012 được Sở Y tế TPHCM phê duyệt (85.000 đồng). Bệnh viện thu thêm 4.000 đồng là tiền hồ sơ khám sức khỏe mỗi phiếu (2.000 đồng/tờ x 2 tờ). Còn loại thứ 2 cũng là khám sức khoẻ xin việc nhưng trong đó quy định của bệnh viện hay phòng khám đó yêu cầu bạn phải tham gia thêm các loại dịch vụ khám sức khoẻ khác như: xét nghiệm máu, chụp X.quang... dẫn đến chi phí sẽ cao hơn so với bên khác.

    Vì vậy mới có kiểu cơ sở khám chữa bệnh này chi phí khám 85.000 đồng, cơ sở khác 200-300 ngàn đồng

    Thực ra thì mình nghĩ đến một thời điểm nào đó, tất cả mọi người đều sử dụng thẻ BHYT,  công tác  khám, chữa bệnh không phải chia theo trường hợp có thẻ và không thẻ nữa thì các thủ tục được tiến hành cũng đỡ rườm rà, bất lợi. Tuy nhiên, việc quy định tăng như trên, chỉ sợ sẽ dẫn đến việc áp dụng không đồng đều giữa các bệnh viện, rồi thì người dân lại phải chịu thiệt thòi thôi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (03/06/2017)
  • #455833   03/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Như vậy mới thấy, có bảo hiểm y tế là điều vô cùng có lợi đối với người dân. Phí bảo hiểm y tế cũng không quá cao mà lợi ích của nó mạng lạ thì rất lớn. Qua thông tư này thi nhà nước khuyến khích người dân dùng bảo hiểm ty tế đây mà :D 

     
    Báo quản trị |  
  • #455869   03/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Tốt nhất là cứ thủ sẵn BHYT trong người, như bùa hộ mệnh vì đâu ai biết được ngày nào mình bệnh, nhiều người cứ nghĩ là mình còn trẻ mình không thể nào bệnh được nên không cần thiết phải bỏ ra 600 - 700 ngàn để mua mà không sử dụng, hồi trước mình cũng nghĩ vậy cho đến khi người thân của mình bị bệnh, phải điều trị kéo dài nhưng không có BHYT và viện phí đội lên khủng khiếp. Mình nghĩ quy định này là để khuyến khích người dân mua BHYT thôi chứ tăng giá abc xyz thì là chuyện bình thường!

     
    Báo quản trị |  
  • #483420   26/01/2018

    Hoadance1
    Hoadance1

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao khám sức khỏe ở sài gòn-vũng tàu chênh lệch nhau nhiều tiền thế

    Các bác thông não hộ em với.Tại sao ksk ở bệnh viện công tuyến huyện trên sài gòn chỉ hết 85 k,mà ksk tuyến huyện dưới vũng tàu là 250k.cảm ơn các bác
     
    Báo quản trị |  
  • #498939   07/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc tăng giá viện phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những người không có thẻ bảo hiểm y tế, nhất là đối với những người bệnh hiểm nghèo. Do giá viện phí mới được kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh chi phí một số yếu tố trực tiếp cấu thành như chi phí thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế, điện, nước, nhiên liệu, bảo dưỡng thiết bị... nên nhiều dịch vụ y tế đối với người không có BHYT có mức tăng 2-3 lần giá cũ.
    Việc tăng giá viện phí lần này, số người không có thẻ BHYT sẽ  bị ảnh hưởng nhiều hơn khi chẳng may bị những căn bệnh hiểm nghèo. Chính vì vậy, để chủ động trong mọi tình huống, người dân cần sở hữu cho mình thẻ BHYT hoặc các loại bảo hiểm liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng để dự phòng những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
    Như vậy, trước lộ trình tăng giá dịch vụ y tế, người dân không có bảo hiểm y tế sẽ phải chịu mức chi phí khá lớn, trong khi đó người có bảo hiểm y tế sẽ là người ít chịu ảnh hưởng nhất; thậm chí là đối tượng có lợi nhất vì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện với mức giá cao hơn nên quyền lợi của người dân cũng được tăng lên.
     
    Báo quản trị |