Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì?

Chủ đề   RSS   
  • #604163 21/07/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì?

    Trong đời sống xã hội hiện nay, việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thực hiện theo đúng theo quy định pháp luật. Vậy mục đích mà Nhà nước thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì?

     

    Thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện với mục đích gì?

    Theo khoản 1 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định mục đích của việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân

    Ngoài ra, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015.

    Như vậy, để trưng cầu ý dân thì Nhà nước phải đảm bảo việc thông tin, tuyên truyền sao cho đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.

    Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 32 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:

    - Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.

    - Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.

    - Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.

    - Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.

    - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.

    Như vậy, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên

    Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được thực hiện thông qua những hình thức nào?

    Căn cứ Điều 33 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:

    - Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân.

    - Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

    - Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức.

    - Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    Như vậy, viêc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân có thể được thực hiện dưới các hình thức như phát hành các ấn phẩm của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,.. 

    Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân là gì?

    Căn cứ Điều 34 Luật trưng cầu ý dân 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.

    - Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

    - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.

    Như vậy, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân theo quy định nên trên

    Từ những quy định trên, Nhà nước ta hiện nay đang rất chú trọng việc trưng cầu ý dân về các vấn đề quan trọng của đất nước. Do đó, các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong việc trưng cầu ý dân theo quy định pháp luật đã đề ra.

     
     
    237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận