THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ_ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG. NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CŨNG NHƯ THỰC HIỆN TẠI DN.

Chủ đề   RSS   
  • #421094 09/04/2016

    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ_ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG. NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CŨNG NHƯ THỰC HIỆN TẠI DN.

    A.    Cơ sở pháp lý:

    Như các bạn đã biết, theo Điều 9 Thông Tư 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2013 thì bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế:

    Điều 9. Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế

    Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.

    Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế).

    Theo đó,

    -          Khoản 10, Điều 1, Thông Tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT, sửa đổi Thông Tư 219/2013/TT-BTC; Thông Tư 119/2014/TT-BTC và Thông Tư 151/2014/TT-BTC qui định, một trong những điều kiện được khấu trừ thuế là phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với HHDV mua vào:

    “2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

    Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).

    a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.

    b) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.

    c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

    Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”

    -          Điều 4, Thông Tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 06 năm 2015, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông Tư 78/2014/TT-BTC, Thông Tư 119/2014/TT-BTC, Thông Tư 151/2014/TT-BTC

    Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

    Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

    Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

    Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

    Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

     

    Dựa vào các cơ sở pháp lý này, chúng ta hiểu rằng việc thông báo tài khoản ngân hàng đến cơ quan thuế là một trong những thao tác ko thể bỏ sót, vì liên quan đến thuế GTGT đầu vào có đủ điều kiện được khấu trừ hay không? Chi phí mua hàng hóa dịch vụ của Doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp có được đưa vào chi phí được trừ hay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Và, đối với các Doanh Nghiệp có giao dịch thường xuyên, số lượng giao dịch nhiều kể cả giá trị lớn hay nhỏ, thì nếu thiếu thao tác này chắc chắn sẽ bị loại toàn bộ thuế GTGT mua vào được khấu trừ, cũng như chi phí hợp lệ, dẫn đến tăng số thuế phải nộp, ảnh hưởng tình hình khấu trừ và chi phí của Khách Hàng cũng như hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp, do sai sót của kế toán không tuần thủ đúng qui định. Một sai sót nhỏ, nhưng ảnh hưởng lớn.

    Cùng với thao tác thông báo tài khoản NH, thì văn bản pháp luật của nước ta cũng thường xuyên thay đổi, cật nhật, mặc dù rằng những cơ sở trích dẫn ở trên, tôi đã sử dụng cơ sở pháp lý đang hiện hành áp dụng, nhưng công tác quản lý, tổ chức của các cấp, các ngành vẫn luôn thay đổi và kéo theo các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật chuyển mùa theo. Vì thế, ngày 14 tháng 09 năm 2015, Chính Phủ đã cho ra đời Nghị Định 78/2015/NĐ-CP, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Điều 53 của NĐ 78 qui định:

    Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế

    1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Nội dung Thông báo gồm:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    b) Nội dung thay đi thông tin đăng ký thuế.

    2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận Thông báo, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Vì thế, thay vì thông báo, sửa đổi, bổ sung tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế qua mẫu 08-MST như trước kia, thì bắt đầu kể từ ngày 01/11/2015, chúng ta sẽ dùng mẫu PL II-1 (dành Công Ty chính), PL II-19 (dành cho đăng ký đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của DN),Thông Tư của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư số 20/2015/TT-BKHĐT, ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2015.

     

    (Còn tiếp phần B)

    Cập nhật bởi mrvanthuc ngày 14/04/2017 11:23:34 CH Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 09/04/2016 12:45:16 SA Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 09/04/2016 12:43:27 SA Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 09/04/2016 12:42:22 SA
     
    11887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #421143   10/04/2016

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    B.    Thực tiễn thực hiện Nghị Định 78, và bất cập trong công tác quản lý:

    Từ những thay đổi pháp luật, nhân dân phải thực hiện và tuân thủ. Dân nhà kế, lẽ tất nhiên cũng là một trong những công dân, sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

    Tuy nhiên từ góc độ pháp luật được phác thảo trên văn bản, truyền thông đến công dân, và để công dân thực hiện nghiêm túc, đúng chuẩn, tuân thủ văn bản pháp luật lại cả một vấn đề nan giải.

    Dưới đây tôi phác thảo câu chuyện vui, xin chia sẻ đôi điều cùng những tìm hiểu thực tế cũng như vài lời nghiên cứu cỏm cõi của tôi qua các văn bản như sau.

    I.    Đăng ký thuế, thông báo, sửa đổi bổ sung tài khoản Ngân Hàng:

    1.   Đến thăm và làm việc tại 1 Sở A:

    a.   Lần đầu đến làm việc:

    Cô kế toán X cũng như bao kế toán khác, đến và làm việc với Sở A về việc nộp PL II-1 đăng ký thuế, thông báo, bổ sung tài khoản ngân hàng cho Doanh Nghiệp. Đây là lần đầu tiên của cô ấy, bởi lẽ các công việc liên quan đến Sở này chỉ có phòng pháp lý lui tới và giao dịch, chứ kế toán đâu có liên quan.

    Cô bước vào, không khí đông nghẹt người, giữa trời nóng bức đến ngột ngạt. Nhờ hỏi quầy hướng dẫn, được nhận ngay câu hướng dẫn lạnh nhạt cho xong. Có lẽ cô chuyên viên vì quá mệt, trời nắng nóng….Cô kế toán X đi tiếp, vào quầy được cho là nhận tờ thông báo đăng ký tài khoản ngân hàng. Cán bộ xem, trả lại, yều cầu phải đúng Người Đại Diện Pháp Luật ký tên, đóng dấu mới được nhận hồ sơ. Thế là đành lủi thủi quay về vì Kế Toán Trưởng được ủy quyền ko được phép ký vào các giấy tờ đăng ký đại loại thế này cho Sở.

    Thật là, các hồ sơ đăng ký với cơ quan thuế, chỉ cần trình giấy ủy quyền của Kế Toán Trưởng là “ok” thôi, đằng này, nào là giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ. Giấy giới thiệu phải đúng Người Đại Diện Pháp Luật ký, trong khi các Doanh Nghiệp nhiều phòng ban, có ủy quyền lại việc ký giấy giới thiệu cho nhân viên, nhưng chữ ký này cũng không được, xem ra Ngài Đại Diện Pháp Luật lắm hồ sơ phải ký quá, rồi nào là phải có trang bìa, ghi cụ thể người đi nộp hồ sơ…. Rõ phức tạp thật.

    b.    Lần thứ hai đến làm việc:

    Lần này cô kế toán chuẩn bị kỹ lưỡng, xem như hồ sơ đăng ký thuế, thông báo tài khoản Ngân hàng đầy đủ, không bị lỗi nhé. Việc thì cả núi, nên ráng chuẩn bị chu đáo cho xong việc và yên tâm mấy khoản thuế GTGT được khấu trừ, chi phí hợp lệ và Khách Hàng cũng không loi nhoi, điện thoại, email đòi PL II-1 và rồi phải hẹn lần, hẹn lựa nữa nhé.

    Cô ấy hí hửng, đi nộp, gặp anh chuyên viên nhẹ nhàng cười và xin nộp hồ sơ. Hzz, anh yêu cầu cô ấy đợi đến lượt. Đợi được một lúc, chuyên viên trả hồ sơ, đề nghị cô phải có một sơ mi để hồ sơ hẳn hoi, và Giấy Chứng Minh Photo đâu???? Lần này, cô bắt đầu nản nản. May thay có anh chàng dễ thương chỉ điểm “em ra ngoài cổng có tiệm photo và có bán bìa sơ mi hồ sơ”. Nghe xong đi thật lẹ, làm cho nhanh, chỉ mỗi tội, những kiểu thế này chủ tiệm photo chém mắc phết.

    Quay vào, nộp hồ sơ, tiếp tục đợi nhé, chuyên viên đi ra ngoài có việc rồi ạ.

    Cô chuyên viên vào, mọi người chờ đến lượt theo tuần tự hồ sơ. Cuối cùng, cô kế toán cũng nộp xong hồ sơ. Mừng hết biết…

    2.  Đến thăm và làm việc tại Sở B:

    Cô kế toán Y đến hỏi và xin nộp PLII-1. Sở B hướng dẫn, đề nghị:

    -          Nộp tất cả các giấy phép kể từ khi thành lập và các giấy phép sửa đổi bổ sung              đến nay.

    -          Giấy ủy quyền người nộp hồ sơ.

    -          Giấy chứng minh nhân dân photo.

    -          Thực hiện PLII-19 nhé, vì là Chi nhánh ko phải là Công Ty chính.

     

    Cô kế toán Y, nghe xong oải luôn cái vụ nộp tất cả các giấy phép kể từ khi thành lập đến nay.

     

    3.  Đến thăm và làm việc tại Sở C:

    Chúng tôi ko có nhận mẫu này, đề nghị cô kế toán Z đến cơ quan thuế làm việc.

    Đến cơ quan thuế. Theo Nghị Định 78, cơ quan thuế ko nhận nhé.

    Quay lại Sở C, đề nghị cô đến nộp PL II-1 tại phòng văn thư, hoặc làm công văn lên.

     

    Tình hình thuế GTGT, chi phí phát sinh thường xuyên, mà tình hình nộp mẫu PLII-1, PLII-19 mãi không xong. Vậy việc thất thoát khoản thuế GTGT, chi phí, không đủ điều kiện được khấu trừ và được trừ chi phí ai chịu cho???? Không đáp ứng yêu cầu của Khách Hàng, khách hủy hợp đồng, không hợp tác. Thiệt hại này thế nào đây????

    Làm kế toán công nhận khổ nhỉ các bạn. Đi nộp hồ sơ lên xuống không xong, mà về đến Doanh Nghiệp còn mang tiếng, “ah tại Phòng kế toán, tại cô kế toán X,Y, Z làm ảnh hưởng doanh số”. Bình xét thi đua cuối tháng, cuối quý rớt chắc. Phen này khỏi nhận thưởng Quý nhé.

     

     

     

     

    (Còn tiếp)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #421316   12/04/2016

    thuedianam
    thuedianam

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Em nhận thấy những vướng mắc anh nêu ra thực tế có tồn tại, nhưng không phổ biến. Đương nhiên điều cần thiết vẫn là 1 văn bản bác quyền yêu cầu của cơ quan thuế (nghị định 78/2015/NĐ-CP không thay thế thông tư 156/2015/TT-BTC), đảm bảo tính chung nhất trong quá trình xử lý. 

    ĐẠI LÝ THUẾ ĐỊA NAM - Dịch vụ Kế toán - Thuế - Pháp lý

    Tổng đài tư vấn: 1900 6243

    Địa chỉ: Số 22D Giảng Võ, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

     
    Báo quản trị |  
  • #424400   12/05/2016

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    thuedianam viết:

    Em nhận thấy những vướng mắc anh nêu ra thực tế có tồn tại, nhưng không phổ biến. Đương nhiên điều cần thiết vẫn là 1 văn bản bác quyền yêu cầu của cơ quan thuế (nghị định 78/2015/NĐ-CP không thay thế thông tư 156/2015/TT-BTC), đảm bảo tính chung nhất trong quá trình xử lý. 

     

    Theo chị, chú đã nhầm, thực tế diễn ra khá phổ biến, dân nhà kế phải vật lộn lên xuống để nộp cho được đăng ký tài khoản ngân hàng. 

    Thực tế là,

    1. DN không đăng ký được thì rủi ro lớn về chi phí và thuế GTGT được khấu trừ.

    2. Sở Kế Hoạch thì thực tế không muốn thực hiện thủ tục này. Đây là chỉ thị và làm việc của hai Bộ. Bộ Tài Chính và Bộ Kế Hoạch. Trong khi phần việc của Sở Kế Hoạch đã nhiều, này lại ôm thêm việc này, chẳng Sở nào hoan nghênh thêm nhiệm vụ, và hơn ai hết mọi người đều hiểu, thủ tục, giấy tờ bên Sở Kế Hoạch Đầu Tư chặt chẽ, nhiêu khê hơn các Chi Cục, Cục Thuế với mục đích hỗ trợ DN và thu ngân sách nhà nước. 

    3. NĐ 78/2015/NĐ-CP không thay thế Thông Tư 156/2013/TT-BTC, nhưng NĐ 78 là văn bản có tính pháp lý cao hơn, và áp dụng kể từ khi có hiệu lực 01/11/2015. 

    Như vậy, cơ quan thuế có cơ sở bác chi phí và thuế GTGT của DN hay không? Nếu họ bác, thì DN biết xử lý thế nào trong khi lỗi ở cách thực thi pháp luật của người thi hành pháp luật???

     
    Báo quản trị |  
  • #434249   23/08/2016

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Thực tế là đăng ký, bổ sung thêm tài khoản NH khá phức tạp. 

    Phải chi các bác Bộ ngành cải tiến nhanh cách thực hiện để đỡ phức tạp, phiền cho DN hơn. 

    Ví dụ một số giải pháp như,

    1. Đăng ký, bổ sung tài khoản NH trên website như cách kê khai, nộp thuế điện tử trên website của TCT. 

    2. Hoặc là, khi DN mở tài khoản NH, hệ thống NH automatic link sang hệ thống của TCT, đăng ký cho DN luôn. Kiểu giống như trường hợp đăng ký, mở DN bên Sở Kế Hoạch, Bộ Kế Hoạch tự link sang hệ thông thuế các thông tin DN, người đại diện PL....

    Các Bộ ngành tiến hành được việc này thì đỡ cho dân đen quá, và dễ tra cứu cho DN cũng như chuyên viên thuế khi làm nhiệm vụ kiểm tra DN. Thủ tục hành chính cũng per pro hơn. 

    Hi vọng có bác nào đọc được những comment này của em, ghi nhận và lên kế hoạch cải tổ thủ tục hành chính. 

     

     

     

     
    Báo quản trị |