Chào bạn huutri8000 !
Luật sư Hương đã giải thích rỏ ràng và chính xác cho bạn. Tuy nhiên có vẻ bạn vẫn nghĩ là thời hiệu khởi kiện đã hết, nên tôi xin có vài ý kiến thảo luận với bạn như sau :
VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN :
Theo tôi biết trường hợp của bạn thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp. vấn đề là thời điểm phát sinh tranh châp đã phát sinh chưa ? thời điểm nào ?
Theo như bạn đã cung cấp thông tin: "năm 2003 tôi có làm giấy thế chấp quyền sử dụng nhà với bà B,trong đó có ghi đến năm 2004 không trả nợ thì quyền sử dụng căn nhà là của bà B". Theo ý kiến cá nhân tôi, bạn đã ký một "hợp đồng chuyễn nhượng nhà có điều kiện", điều kiện đó là việc chuyễn nhượng được tiến hành hay không là phụ thuộc vào khả năng trả nợ của bạn, khi đến hạn trả nợ. Đến hạn trả nợ, bạn không có khả năng trả nợ, như vậy là bà B đã được phát sinh quyền yêu cầu bạn thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyễn giao căn nhà của bạn cho bà B. Do bà B không thực hiện quyền của bà B (yêu cầu bạn thực hiện công chứng việc bán nhà và Đăng ký) nên không có cơ sở đề nói là bạn không đồng ý. Như vậy là chưa có tranh chấp (nói đúng hơn là bạn không thể chứng minh được là đã có tranh chấp dù đã hết hạn trả nợ; bạn chưa trả nợ, vẫn chưa phát sinh tranh chấp vì bạn có thể sẽ giao nhà nếu bà B yêu cầu).
Nếu bạn vẫn chưa đồng ý thì tôi xin trao đổi tiếp với bạn ở khía cạnh khác. Trước khi ra tòa, bà B chắc chắn đã có đơn tranh chấp với bạn ở phường, xã hoặc Ban Bồi Thường. Nếu bạn đã khai như bạn đã ghi như trên "tôi đồng ý trả nợ nhưng bà B không chịu". Như vậy theo quy định tại bô Luật Dân Sự 2005 :
"Điều 162. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1.Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;"
Bạn đã thừa nhận và đồng ý trả nợ từ năm 2013 nên thời hiệu khởi kiện đương nhiên "bắt đầu lại".
Mặt khác, bạn cần phải chấp nhận cho tòa án giải quyết, vì nếu không thì bạn cũng không thể nào nhận được tiền và suật tái định cư (nếu có), dù bạn là người ký thỏa thuận bồi thường, giải tỏa; nhận quyết định giải tỏa; là người bàn giao mặt bằng. Trong thời hạn tòa án giải quyết,Nếu số tiền trên bị tạm giữ, bạn nên làm đơn xin BBT gởi số tiền đền bù trên vào ngân hàng với thời hạn một tháng, tự động gia hạn khi đến hạn (nếu không thì tiền lãi không kỳ hạn sẽ rất thấp).
Trong vụ kiện của bạn (nếu tòa án thụ lý), tôi nghĩ cùng lắm là bạn phải trả số tiền đã vay của bà B, và số tiền thiệt hại đã gây ra cho bà B (tiền lãi là chủ yếu). vì lý do sau :
- Người được bồi thường là người chủ sở hửu có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ (chính là bạn). Bà B đòi nhận tiền bồi thường là không có cơ sở.
- Tuy bạn không muốn giao nhà, nhưng dù bạn có muốn giao thì cũng không được vì nhà đã thuộc diện giải tỏa. Nếu đã có quyết định giải tỏa rồi thì càng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng do đối tượng của hợp đồng không còn nữa. HĐ không ghi là bà B sẽ được thay mặt bạn nhận tiền bồi thường.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì về mặt đạo đức, bạn nên tìm mọi cách để không gây thiệt hại cho bà B, người đã giúp cho bạn mượn tiền khi bạn khó khăn. Đồng thời cố gắng hòa giải để tránh thiệt hại về vật chất và tình cảm của cả hai gia đình.
Tôi chỉ có một số kinh nghiêm bản thân, chưa chắc đã đúng. Bạn nên cân nhắc mời luật sư giúp bạn thì tốt hơn.
HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !