Thời hạn yêu cầu thi hành bản án

Chủ đề   RSS   
  • #50009 08/04/2010

    lananh70

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời hạn yêu cầu thi hành bản án

    Theo khoản 1 điều 383 bộ luật tố tụng dận sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004: Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án, quyết định đó.

    Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Toà án thì thời hạn ba năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn; đối với bản án, quyết định của Toà án thi hành theo định kỳ thì thời hạn ba năm được áp dụng cho từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Vậy tôi muốn hỏi như sau:

    Nếu sau 3 năm, mà người được thi hành án ko yêu cầu cơ quan thi hành án đó thì quyền lợi của họ có bị mất đi không? 

    VD: Tháng 11/2006 ông A bị tuyên án bồi thường tiền cho ông B, C, D số tiền là 500triệu đồng (trong đó ông B: 200triệu, C: 50 triệu, D: 250triệu). Nhưng khi nhận được bản án, chỉ có ông B,C nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án đó. Còn ông D thì không làm đơn yêu cầu. Đến tháng 1/2010, ông A có điều kiện thanh toán số tiền  200triệu. Cơ quan thi hành án, thực hiện chia đều cho ông B, C. Còn ông D không có đơn yêu cầu do vậy không được hưởng số tiền trên.

    Vậy, thời điểm này ông D làm đơn yêu cầu thi hành án thì còn có hiệu lực nữa không vì thời gian đã quá 3 năm.

     
    13595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #50010   06/04/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn lananh70!
    Hiện nay, thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo điều 30 Luật thi hành án dân sự (có hiệu lực từ 01/7/2009) chứ không theo điều 383 BLTTDS nữa. Theo đó, thời hạn này là 5 năm nên trường hợp bạn nêu vẫn còn thời hiệu.
    Giả sử trong ví dụ bạn nêu là đã quá thời hạn 5 năm mà ông D không có đơn yêu cầu thì ông D sẽ mất quyền yêu cầu thi hành án và ông cũng không được hưởng số tiền do ông A thi hành.
    Tuy nhiên, quyền lợi của ông D không bị mất vì theo quy định tại điều 246 BLDS thì quyền sở hữu của ông D đối với số tiền 250tr đồng đã được xác lập kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Do đó ông D có quyền làm đơn khởi kiện và Tòa án sẽ giải quyết theo quan hệ đòi quyền sở hữu tài sản. (Vấn đề này đã được TAND Tối cao thống nhất quan điểm xử lý tại mục 8 Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2000).

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #50011   08/04/2010

    haianh_anh
    haianh_anh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư

    Như trong ví dụ trên.

    Ông A tiếp tục nộp nốt số tiền còn lại là 300triệu mà ông D vẫn không nộp đơn lên cơ quan thi hành án (trong trường hợp ông A không biết điều đó). Sau khi trả hết số tiền cho ông B, C. Thì số tiền của ông D sẽ xử lý như thế nào?

    Tôi thấy rất bất công trong việc nếu ông D ko nộp đơn trong thời gian quy đình thì coi như là ông ấy từ chối quyền lợi của mình rồi. Như thế sau năm năm ông D lại nộp đơn khởi kiện và tiếp tục không nộp đơn yêu cầu. Cứ như thế đến bao giờ ông A mới được giải thoát.

    Cảm ơn giả đáp của luật sư.


     
    Báo quản trị |  
  • #50012   08/04/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trong ví dụ bạn nêu, số tiền ông A nộp 200tr chưa đủ để trả cho ông B và ông C (đã có đơn yêu cầu thi hành án) nên để đảm bảo quyền lợi cho ông B và ông C, cơ quan thi hành án không được quyền thanh toán cho ông D. Vì việc làm đơn yêu cầu thi hành án hay không vừa là quyền của ông D. Nếu ông D không yêu cầu thì không thể ra quyết định thi hành án bởi pháp luật phải tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của đương sự.
      Còn trường hợp bạn vừa nêu thì khác chứ.
    1. Nếu ông A nộp tiếp 300tr đồng khi đã hết thời hiệu yêu cầu thì cơ quan thi hành chỉ được thu 50tr đồng còn thiếu của ông B và ông C, còn 250tr đồng phải trả lại cho ông A. Nếu ông A muốn được "giải thoát" thì trực tiếp gặp ông D để trả chứ có gì đâu.
    2. Nếu ông A nộp tiếp 300tr đồng khi đang còn thời hiệu yêu cầu thì theo quy định của Luật thi hành án dân sự và Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, ông A có quyền lựa chọn 2 phương án để "giải thoát" :
    PA1: ông A làm đơn yêu cầu thi hành án và nộp tiền, cơ quan thi hành án sẽ giao tiền cho ông D mà không cần ông D phải làm đơn.
    PA2. ông A trực tiếp gặp ông B để thỏa thuận việc thi hành án. Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc thỏa thuận. Sau đó ông A nộp văn bản thỏa thuận này cho cơ quan thi hành án.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #234579   21/12/2012

    thinhletien
    thinhletien

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có vấn đề liên quan đến thời hiệu thi hành án dân sự xin hỏi luật sư như sau:

    Năm 2000 tôi có một hợp đồng mua bán (tôi là bên bán) được Toà án dân dự Huyện quyết định buộc bên mua trả cho tôi số tiền còn thiếu theo Hợp đồng mua bán hai bên đã thỏa thuận.

    Khi đó tôi đã làm đơn đề nghị thi hành án, nhưng Phòng Thi hành án nói (trả lời miệng, không có văn bản chính thức) bên mua không có khả năng thi hành án do các tài sản đang sử  dụng như: đất đai, nhà cửa, xe ,...  đều đứng tên sở hữu của người khác như anh em, cha mẹ.

    Và Phòng Thi hành án nói tôi tìm hiểu chứng minh về khả năng thi hành án của bên mua, khi nào chứng minh được thì báo để thi hành án.

    Trong khi điều kiện kinh tế, đời sống thực tế của bên mua từ đó đến nay rất khá giả (cả khu phố, địa phương đều thấy).

    Do không có điều kiện, từ đó đến nay tôi chưa tìm hiểu chứng minh về các quyền sở hữu tài sản của bên mua được và cũng chưa có đơn từ gì gửi cơ quan thi hành án.

    Vậy xin hỏi luật sư:

    Đến nay thời hiệu thi hành án còn hiệu lực không?

    Và việc Phòng Thi hành án trả lời và đề nghị tôi tìm hiểu chứng minh các tài sản của bên phải thi hành án có đúng không?

    Xin chân thành cảm ơn luật sư.

    Lê Tiến Thịnh - Bà Rịa Vũng Tàu

    Email: letienthinh1965@gmail.com

     

     

     
    Báo quản trị |