Thời hạn thuê nhà ở xã hội được tối đa là 10 năm?

Chủ đề   RSS   
  • #616501 18/09/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Thời hạn thuê nhà ở xã hội được tối đa là 10 năm?

    Nhà ở xã hội là nhà ở được Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Và thuê nhà ở xã hội là một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhằm hỗ trợ cho đối tượng, để họ có thể thuê mướn nhà để ở.

    Thời hạn thuê nhà ở xã hội được tối đa là 10 năm?

    Chính sách về nhà ở xã hội được quy định tại Luật Nhà ở 2023, quy định về thời hạn cho thuê nhà ở xã hội trong Luật này không được đề cập cụ thể, tuy nhiên Luật này có quy định chung về thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở nói chung tại Điều 170 Luật Nhà ở 2023 như sau:

    "Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

    Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

    Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.

    Bên thuê có quyền cho thuê lại nhà ở mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý."

    Như vậy, theo quy định thì vấn đề thời hạn thuê nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng sẽ do các bên thỏa thuận.

    Cũng theo khoản 4 Điều 191 Luật Nhà ở 2023 thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc tài sản công.

    Mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội được quy định tại Phụ lục VI Thông tư 05/2024/TT-BXD (mẫu số 3). Tại khoản 2 Điều 3 của mẫu hợp đồng này có đề cập đến thời hạn cho thuê nhà ở, “Thời hạn cho thuê nhà ở là54 .... năm (các bên tự thỏa thuận), kể từ ngày .... tháng... năm....”

    Tại số 54 có ghi chú: “Các bên tự thỏa thuận về thời hạn thuê nhưng tối đa không vượt quá 05 năm. Đối với nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn tối đa là 10 năm.”

    Như vậy, có thể hiểu thời hạn thuê nhà ở xã hội được tối đa là 10 năm đối với nhà ở xã hội chỉ để cho thuê, còn không phải thì thời hạn cho thuê chỉ được tối đa 05 năm.

    thue-nha-o-xa-hoi-10-nam

    Sinh viên đại học có được thuê nhà ở xã hội để đi học trong 4 năm không?

    Theo khoản 11 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 thì nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

    Cũng theo khoản 6 Điều 77 Luật Nhà ở 2023 thì đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 76 của Luật này được thuê nhà ở xã hội trong thời gian học tập.

    Như vậy, có thể hiểu, sinh viên đại học được thuê nhà ở xã hội để đi học trong 4 năm.

    Về điều kiện để được thuê nhà ở xã hội đối với sinh viên thì theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật này thì sinh viên không cần phải đáp ứng điều kiện về nhà ở hay thu nhập hay điều kiều kiện khác quy định tại Điều 78 này.

     
    99 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận