Thời gian thử việc trong hợp đồng lao động!

Chủ đề   RSS   
  • #534725 08/12/2019

    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Thời gian thử việc trong hợp đồng lao động!

    Việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) nói chung có tiến hành quá trình thuê, sử dụng người lao động (NLĐ) thì việc ký kết hợp đồng lao động là điều rất quan trọng. Một mặt để đảm bảo các quyền lợi cho  người lao động, một mặt cũng là căn cứ để cả NSDLĐ và NLĐ thực hiện đầy đủ và chính xác nhiệm vụ trong hợp đồng lao động.

    Theo đó, Bộ Luật lao động 2012 có quy định như sau:

    Điều 15. Hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Điều 26. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.”

    Trước giờ cơ bản thì thường ký 02 hợp đồng riêng biệt, rõ ràng, đầu tiên là hợp đồng thử việc, tiếp đó là hợp đồng lao động. Nếu ai cũng làm như vậy thì mọi chuyện đã đơn giản.

     Nhưng, có những trường hợp thích sống phức tạp, thích tiết kiệm một bản hợp đồng để rồi phát sinh vấn đề và đi hỏi khắp nơi. Cụ thể là việc NSDLĐ khi thuê NLĐ thì không ký hợp đồng thử việc mà ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong nội dung có quy định luôn thời gian thử việc. Mới đầu nghe qua thì có vẻ ký như vầy sẽ gọn và tiện lợi hơn nhưng thực tế thì lại không, không hề tiện lợi.

    Việc sử dụng bản HĐLĐ có quy định thời gian thử việc trong đó sẽ phát sinh ra những vấn đề như xác định thời hạn của hợp đồng. Nếu ký hợp đồng 12 tháng trong đó có 2 tháng thử việc thì thành ra hợp đồng có thời hạn 10 tháng, thuộc loại hợp đồng mùa vụ. mà hợp đồng mùa vụ thì không cần thủ việc.  Thế nhưng thời gian thử việc trong hợp đồng chính thức lại vẫn phải đóng Bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    Rất rối ren và khó sử dụng. Đúng ra nếu muốn ký một hợp đồng lao động 12 tháng, có 2 tháng thử việc quy định trong hợp đồng luôn thì hai bên cần tiến hành ký hợp đồng 14 tháng, đóng BHXH 14 tháng.

    Vậy nên rõ ràng, vấn đề thời gian thử việc quy định trong hợp đồng lao động gây khó khăn, phức tạp trong quá trình sử dụng nên NSDLĐ cần cân nhắc trước hki áp dụng. 

     
    2206 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534733   08/12/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Công văn 2447 này có từ năm 2011 để hướng dẫn cho BLLĐ 1994, khi mà BLLĐ 2012 cũng như luật BHXH 2014 vẫn chưa được ban hành cho nên những gì viết trong công văn chưa chắc đã còn đúng cho thời điểm bây giờ. Bạn tìm 1 văn bản hay công văn mới hơn để hỗ trợ cho suy luận của mình thì tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #534742   08/12/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    ntdieu viết:

    Công văn 2447 này có từ năm 2011 để hướng dẫn cho BLLĐ 1994, khi mà BLLĐ 2012 cũng như luật BHXH 2014 vẫn chưa được ban hành cho nên những gì viết trong công văn chưa chắc đã còn đúng cho thời điểm bây giờ. Bạn tìm 1 văn bản hay công văn mới hơn để hỗ trợ cho suy luận của mình thì tốt hơn.

    Dạ mình rất cảm ơn ý kiến góp ý của bạn. Mình cũng đã cân nhắc rất nhiều trước khi đưa công văn này vào bài viết để đưa tới mọi người. Mình cũng đã kiểm tra rất nhiều, chính xác là nó hướng dẫn cho luật cũ nhưng hiện nay vấn đề quy định về thời gian thử việc ngay trong hợp đồng lao động vấn còn được sử dụng trong thực tế và công văn này đang hướng dẫn cho vấn đề đó nên mình vẫ có thể sử dụng được. Căn cứ thêm vào hiệu lực của công văn nữa thì hiện nay văn bản này vẫn chưa bị xác định là "không còn phù hợp" nên vẫn sử dụng được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #534761   08/12/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Okie, cứ cho là bạn có thể sử dụng công văn đó và công văn này vẫn còn phù hợp (thực tế là nội dung về đóng BHXH đó vẫn còn phù hợp)

    Tuy nhiên suy luận ở đoạn trích bên dưới của bạn là chưa chính xác, ở chỗ bạn trừ khoảng thời gian thử việc ra khỏi thời hạn của HĐLĐ. Việc trừ ra này là không phù hợp, bởi vì HĐ ghi thời hạn 12 tháng thì nó là HĐLĐ 12 tháng, trong đó 2 tháng đầu tiên là thời gian thử việc. Việc này là hoàn toàn bình thường, không hề gây rối ren và cũng không có gì là khó sử dụng.

    Tinh1445 viết:

    … Nếu ký hợp đồng 12 tháng trong đó có 2 tháng thử việc thì thành ra hợp đồng có thời hạn 10 tháng, thuộc loại hợp đồng mùa vụ. mà hợp đồng mùa vụ thì không cần thủ việc. ….

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537915   30/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề thời gian thử việc theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012​ quy định về thời gian thử việc như sau :

    “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

    Bên cạnh đó, việc trả lương cho thử việc sẽ theo Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau :

    “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537941   31/01/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Ở đây mặc dù trong hợp đồng có điều khoản ghi nhận về thời gian thử việc, tuy nhiên bản chất ở đây vẫn là hợp đồng lao động. Do đó các vấn đề pháp lý phát sinh vẫn xác định theo hợp đồng lao động, trong đó có cả việc tham gia bảo hiểm xã hội

     
    Báo quản trị |  
  • #537967   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Theo mình, hợp đồng lao động ký kết thời gian 12 tháng trong đó bao gồm 2 tháng thử việc suy cho cùng đây vẫn được xem là hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng. Bởi vì trong khoản thời gian thử việc đó người lao động vẫn được đóng bảo hiểm xã hội,… và được hưởng các quyền lợi khác.
    Quyền lợi của người lao động trong trường hợp này khác so với việc lập hợp đồng thử việc riêng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538090   31/01/2020

    Trước khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Đây là giai đoạn quyết định khả năng được tuyển dụng chính thức của người lao động và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa người lao động với người sử dụng lao động. Thực tế cho thấy, trong quan hệ lao động, người lao động thường “yếu thế” hơn người sử dụng lao động bởi người sử dụng lao động có quyền chi phối lao động một cách mạnh mẽ trong khi người lao động đang cần việc làm, tiền lương nên thường lo sợ không được nhận vào làm việc hoặc sợ mất việc…dẫn đến một số quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian thử việc bị người sử dụng lao động xâm phạm.

     
    Báo quản trị |