Thời gian thử việc có được tính phép năm không?

Chủ đề   RSS   
  • #555290 21/08/2020

    mdung_75

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Thời gian thử việc có được tính phép năm không?

    Xin chào Luật Sư,

    1.  Thời gian thử việc có được tính phép năm không?
     
    Hiện tại công tôi đang làm việc thì đối với trường hợp thử việc 2 tháng, sau thời gian thử việc thì công ty đã ký hợp đồng chính thức với người lao động. Xin Luật sư tư vấn cho trường hợp này có được tính phép năm cho 2 tháng thử việc (tương đương 2 ngày) này anh không, xin luật sư trích dẫn luật giúp tôi hiểu về điều này để tư vấn cho người đứng đầu công ty hiểu để thực hiện cho đúng luật và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

    2. Hiện tại tôi thấy công ty tôi đang làm việc trong nội quy lao động có quy định thời gian làm việc như sau:

    Ngày làm việc: Thứ Hai ~ Thứ Sáu

    Thời giờ làm việc: 8:00 ~ 11:30, 13:00 ~ 17:00 (nghỉ ăn trưa: 11:30 ~ 13:00)

    Và hiện tại một số anh em nhân viên kỹ thuật đi làm vào ngày thứ 7 và chủ nhật với thời gian: từ 8:00 đến 11:30, nghỉ trưa từ 11:30 đến 13:00 và bắt đầu làm việc trở lại từ 13:00 đến 21:00. Như vậy thì thời gian làm việc ngoài giờ để tính thời gian làm việc ngoài giờ là bao nhiêu giờ? Xin luật sư tư vấn giúp cho trường hợp này.

     
    3625 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mdung_75 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #555463   24/08/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 111. Nghỉ hằng năm - Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    ...”

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm - Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

    11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”

    Căn cứ theo các quy định trên, thì thời gian thử việc sau đó ký HĐLĐ sẽ được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phép năm. Trong trường hợp của các bạn thời gian làm việc để tính hưởng phép năm được tính từ khi các bạn bắt đầu thử việc.

    Căn cứ Điều 97. Bộ luật Lao động quy định Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi, thời gian làm việc ngoài  thời giờ làm việc bình thường được quy định trong hợp đồng lao động thì bạn được tính thời gian làm thêm giờ, giờ làm thêm nằm trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau thì được trả lương làm thêm giờ vào ban đêm.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2020)
  • #555746   26/08/2020

    mdung_75
    mdung_75

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Xin chào Luật Sư Tùng,

    Cảm ơn bài trả lời tư vấn của Luật Sư.

    Theo điều 108 bộ luật lao động 2012, người lao động làm việc lên tục 8 tiếng sẽ được nghỉ 30 phút tính vào thời gian làm việc.

    Vậy liên quan đến câu hỏi thứ của câu hỏi trước, nếu người lao động làm việc từ 13:00 đến 21:00 mà không nghỉ giữa giờ thì tính số giờ tăng ca 8,5 tiếng thì có đúng luật không? Xin luật sư tư vấn cho trường hợp này.

    Cảm ơn Luật Sư

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mdung_75 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)
  • #556467   30/08/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, cụ thể là:

    “1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc...”

    Và tại Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định về nghỉ trong giờ làm việc:

    “1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

    2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc”.

    Như vậy, việc công ty không tính thời gian nghỉ ngơi mà bạn nêu trên vào thời gian làm việc để trả lương cho người lao động là không đúng quy định pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020) mdung_75 (01/09/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;