Chào các bạn!
Khoản 2 Điều 99 BLTTDS quy định:
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Ðiều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Khoản 3 Điều 117 BLTTDS quy định:
Ðối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Ðiều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Ngoài ra thì tại mục 2 và mục 6 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn rất rõ những quy định này.
Như vậy là pháp luật cho phép trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án được áp dụng biện pháp KCTT trước khi vụ án được thụ lý. Vì vậy mà nếu ông A nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp KCTT đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, tòa án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của mình và xét thấy nếu để công ty tổ chức đại hội cổ đông thì có thể không bảo vệ được bằng chứng hoặc có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, đến quyền lợi của ông A thì việc Tòa án áp dụng biện pháp KCTT "Cấm thực hiện một số hành vi nhất định" theo Điều 115 BLTTDS như trên là hoàn toàn hợp pháp, không có gì là không đúng hay không trúng cả.
Thân ái!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!