Thời gian nghỉ giải lao và chế độ làm việc theo ca của Vietel đúng hay sai?

Chủ đề   RSS   
  • #70554 26/11/2010

    heli038

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời gian nghỉ giải lao và chế độ làm việc theo ca của Vietel đúng hay sai?

    Tôi có người bạn. Làm bên công ty viễn thông quân đội (vietel telecom) có chế độ làm việc như sau:

    Số ngày làm việc/tuần: 06 ngày (1 ngày 1 ca).

    Thời gian ca làm việc: 8h00 - 14h30 or 14H30-21h00

    Số ngày nghỉ/tuần: 01 ngày.

    Như thời gian làm việc ở trên, thì làm việc qua giờ ăn cơm trưa hay chiều. Nhưng hiện nay cơ quan này chỉ bố trí 1 hoặc 2 nhân viên trực ở bộ phận viễn thông (thường xuyên trực 01 nhân viên) và hoàn toàn không có chế độ nghỉ giữa giờ (ăn uống, giải quyết nhu cầu sinh học cá nhân) vì là bộ phận tiếp khách hàng và thường chỉ bố trí 01 người/ca.

    Vậy luật sư có thể cho biết cách bố trí nhân sự và thời gian làm việc như vậy đã phù hợp và tuân thủ đúng pháp luật lao động Việt Nam không?

    Chân thành cảm ơn luật sư!
     
    43680 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70559   26/11/2010

    katy1311
    katy1311

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình đâu có sai gì đâu. Theo quy định ngày làm 8h và đã trừ cả thời gian nghỉ trưa rùi
    mà ở đây vietel làm có 6h30 p mà hợp đồng với ng lao động rõ ràng theo tính chất công việc
    Nên mình nghĩ không vi phạm gì cả 
     
    Báo quản trị |  
  • #70574   26/11/2010

    heli038
    heli038

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng đã làm theo ca và liên tục như vây thì có 2 vấn đề pahir có:

    1. Làm ca qua giờ ăn thì phải có nghỉ để an ca.
    2. Phải có time nghỉ để họ có vệ sinh cá nhân (WC,...) là nhu cầu thiết yếu của cón người?

    Tôi thấy đồng chí luật sư lsgiadinh@gmail.com trả lời nội dung tương tự thế này:

    Thời gian nghỉ giữa ca nêu tại Điều 7 của Nghị định số 195-CP được coi là thời giờ làm việc trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ; 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn. Thời gian nghỉ cụ thể tuỳ thuộc vào tổ chức lao động của đơn vị, doanh nghiệp, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc giữa ca,..."

    Đối chiếu với điều luật trên thì công ty bạn không bị điều chỉnh bởi các quy định tại khoản 1, Điều 71 của Bộ Luật Lao động và Điều 7, Nghị định số 195/CP do thời giờ làm việc trong ca không liên tục trong 8 giờ mà đã bị gián đoạn bởi thời gian người lao động nghỉ ăn trưa hết 45 phút (từ 11:15 đến 12:00 giờ) nên theo các quy định trên không ràng buộc công ty của phải cho người lao động nghỉ giữa ca 30 phút vì vậy sẽ không áp dụng quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương trong trường hợp nghỉ giữa ca làm việc (theo khoản 3, Điều 3, Chương II, Nghị định số 195/CP) đối với trường hợp này.

    Chỉ khi nào Công ty của bạn áp dụng thời giờ làm việc trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ; #ff0000;">6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thì mới thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 71 của Bộ Luật Lao động và Điều 7, Nghị định số 195/CP. Lúc này mới bắt buộc người sử dụng lao động phải cho người lao động nghỉ giữa ca 30 phút và khi đó thời gian nghỉ giữa ca (30 phút) mới được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương (theo khoản 3, Điều 3, Chương II, Nghị định số 195/CP).

    Xin được thông tin thêm với bạn rằng các trường hợp còn lại của (khoản 3, Điều 3, Chương II, Nghị định số 195/CP) thì thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:

    "- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;

    - #ff0000;">Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;

    - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

    - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh;

    - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

    - Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

    - Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép."

     
    Báo quản trị |  
  • #70602   26/11/2010

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tôi xin hỏi bạn heli038:

    -Trên thực tế thì các bạn có điều kiện để thực hiện nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người không? và bạn có gì chứng minh điều này ko?

    -Bạn có thể cho tôi xin 1 bản quy chế của vietel telecom quy định về thời gian làm việc không?
    Địa chỉ của tôi: mostlaw2020@gmail.com
     
    Báo quản trị |  
  • #70972   30/11/2010

    heli038
    heli038

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có vấn đề như sau:

    Thời gian làm việc của Viettel telecom:

    Ngày: 02 ca.

    Ca 1: 8h00-14h30     Ca 2: 14h30-21h00

    Tuần làm việc 6 ngày, 1 ngày 1 người làm 1 Ca.

    Hiênh nay như chi nhánh tôi đang đề cập có chế độ phân công như vậy.

    Ở đây có 2 bộ phận:

    1. Bộ phận bán hàng: điện thoại, laptop,… trực gồm 2 người trở lên.

    2. Bộ phận telecom: thu cước, giải đáp các vấn đề liên quan về cước, kích hoạt thuê bao,…trực thưởng chỉ 1 nhân viên. (hiện nay bộ phận này chỉ có 3 người thay nhau trực)

    Khó khăn:

    -         Nhân viên bên bán hàng ko thể hỗ trợ nhân viên telecom được, do không hiêu về dịch vụ và không rõ về kỹ năng.

    -         Lượng khách hàng thường là quá đông, nhất là thời gian ăn trưa, chiều, như vậy thì làm sao nhân viên telecom ăn trưa, hay ăn chiều khi chỉ trức 01 người. Thậm chí đi vệ sinh(nhu câu tối thiều của con người) còn không thể thực hiện. Vì không thể bỏ khách ngồi đó để chạy ra sau vệ sinh.

    -     Muốn phục vụ khách hàng tốt cũng thật khó và không thể, vì làm sao để phục vụ tốt dược khi chỉ có 01 người trực mà số lượng khách lại đông, có lúc cả chục khách hàng thậm chí nhiều hơn.

    -         Với cách bố trí nhân sự và làm việc như vậy thì chắc chắn bộ phận telecom sẽ bị đau dạ dày, thậm chí lủng dạ dày sau vài năm làm việc. Còn gia đình thì cũng khó trong âm ngoài êm. Vì:

    o        Ngày nào ở nhà thì ăn trưa vào 12h, ăn tối vào lúc 18-19h. Ngày nào đi làm thi ăn trưa vào lúc 15h, ăn tối vào lúc 21h30

    o        Thứ 7, Chủ Nhật là ngày vợ chồng có dịp ở bên nhau để cùng ăn bữa cơm gia đình, mà vơ/chồng thì làm tới giờ như trên mới về thì làm gì còn bữa cơm gia đình nữa. Thật sự là rất khó.

    Tôi muốn nhờ bạn xem giúp xem với qui chế làm việc và nghỉ ngơi như vậy có phù hợp với Luật Lao Động VN hay không?

    Chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #71064   30/11/2010

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Theo tôi thấy vấn đề bạn hỏi giữa phần quy định và phần thực hiện bị vệnh nhau.

    Về phần quy định trong nội quy, quy chế của
    Viettel telecom chắc hẳn đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ đã phê duyệt thì ắt hẳn đúng quy định của pháp luật; Theo quy định của pháp luật cũng ko có quy định nào về giờ ăn cơm ca của người lao động.

    Về phần thực hiện thì như bạn nói người lao động đã không có điều kiện để đảm bảo đủ sức khỏe làm việc cũng như là việc đảm bảo nhu cầu sinh lý của con người => các bạn có quyền có ý kiến với người quản lý, giám đốc, công đoàn.


    #ff0000;">=> Qua đây tôi cũng rất cảm ơn bạn vì đã cho tôi biết thêm được một thực tế khó khăn trong quá trình áp dụng bộ luật lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #74327   20/12/2010

    heli038
    heli038

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn!
    Xem ra tôi đã hiểu câu châm ngôn của Viettel "Hãy nói theo cách của bạn" là gì rồi:
    1. Góp phần gia tăng số lượng bệnh nhân tại bệnh viên do bi đau bao tử và sỏi thận thông qua việc bố trí và phân công lao động không đáp ứng nhu cầu sinh học tối thiểu cho nhân viên mình.
    2. Bảo thủ và có đội ngũ quản lý cấp dưới không sâu sát nên không thể phản hồi khó khăn lên trên nhằm có phương án xử lý tốt hơn.==> nên xem xét và rà soát lại các chức danh "ảo".
    Cập nhật bởi heli038 ngày 20/12/2010 03:53:54 PM
     
    Báo quản trị |