Vấn đề của bạn tôi xin tư vấn như sau:
1. Thời hạn điều tra và thời hạn xét xử
Về thời hạn điều tra thì Điều 119 BLTTHS quy định như sau
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Theo quy định tại Điêu 162 BLTTHS về thời hạn ra quyết định truy tố bị can trước tòa
Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố
1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.
4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Thời hạn chuẩn bị xét xử theo điều 176 BLTTHS
Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
=> Như vậy, đối với từng loại tội thì thời hạn điều tra và thời hạn để đưa vụ án ra xét xử là khác nhau.
- Đối với loại tội ít nghiêm trọng: thời hạn điều tra tối đa là 4 tháng kể từ ngày khởi tố vụ án, thời hạn quyết định truy tố tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, thời hạn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tối đa là 45 ngày kể từ ngày , thời hạn mở phiên tòa xét xử tối đa là 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Đối với loại tội nghiêm trọng: thời hạn điều tra tối đa là 8 tháng, thời hạn quyết định truy tố tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, thời hạn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra , thời hạn mở phiên tòa xét xử tối đa là 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Đối với loại tội rất nghiêm trọng: thời hạn điều tra tối đa là 12 tháng, thời hạn quyết định truy tố tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, thời hạn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tối đa là 3 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra , thời hạn mở phiên tòa xét xử là 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng: thời hạn điều tra tối đa là 16 tháng, thời hạn quyết định truy tố tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, thời hạn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, thời hạn mở phiên tòa xét xử là 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Người không điều khiển phương tiện giao thông đường sắt có bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường sắt hay không?
Với câu hỏi này, tôi xin trả lời bạn như sau: chỉ những người có quan hệ trực tiếp đến việc bảo đảm an toàn cho quá trình vận chuyển và sự hoạt động của các loại phương tiện giao thông vận tải đường sắt như: người điều khiển phương tiện, người điều khiển hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt...
3. Người theo luật đường sắt qui định trách nhiệm làm biên bản và giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt ( trưởng tàu), biên bản lập ra lúc tai nạn lại bị cơ quan công an cho là thiếu trung thực và bị bác bỏ không đưa vào hồ sơ vụ tai nạn mà đòi xem xét trách nhiệm hình sự của trưởng tàu thì sự việc này như thế nào
Câu hỏi này tôi xin trả lời bạn như sau:
Việc lập biên bản, hồ sơ ban đầu của vụ tai nạn thì phải tuân thủ đúng quy định tại Điều 11 luật đường sắt và Điều 22 mục 3 thông tư15/2009/TT-BGTVT ngày 04/08/2009 như sau:
Điều 11: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt:
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp. Trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức nhân viên đường sắt trên tàu và những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt, cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và thực hiện những công việc sau đây:
a) Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng phải lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng phải tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.
3. Cơ quan công an và tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 22. Lập hồ sơ ban đầu vụ tai nạn
1. Hồ sơ vụ tai nạn do cơ quan công an có thẩm quyền lập. Trong trường hợp cơ quan công an chưa có mặt, cùng với việc cấp cứu người bị nạn, báo tin tai nạn, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tai nạn xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải thực hiện việc lập Hồ sơ ban đầu.
Hồ sơ ban đầu do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) lập được giao lại cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga gần nhất.
2. Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn gồm có:
a) Biên bản vụ tai nạn (nội dung của biên bản vụ tai nạn lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này);
b) Bản ghi lời khai theo Mẫu số 2 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo của nạn nhân (nếu nạn nhân còn nói được, viết được);
c) Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan;
d) Báo cáo của ít nhất 02 người chứng kiến nhưng không liên quan đến tai nạn (nếu có);
đ) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan.
3. Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn được lập thành 03 bộ và phải gửi cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:
a) 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trong vòng 48 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra;
b) 01 bộ gửi cho Ban Thanh tra đường sắt khu vực;
c) 01 bộ gửi cho Ban an toàn giao thông đường sắt (trong trường hợp tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia) hoặc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng (trong trường hợp tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng).
Nếu không tuân thủ các quy định trên thì cơ quan điều tra có quyền bác bỏ biên bản trên.
Cập nhật bởi anhdv352 ngày 26/11/2012 10:33:05 SA
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!