Thời điểm tính lãi suất chậm thanh toán của Tòa có sai không?

Chủ đề   RSS   
  • #89921 22/03/2011

    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Thời điểm tính lãi suất chậm thanh toán của Tòa có sai không?

    Xin chào mọi người,

        Hôm trước, lúc trao đổi thấy còn một bạn thắc mắc, mong các LS và các bạn tư vấn giúp.

        Cty A ký Hợp đồng mua bán thiết bị (HĐMB) với cty B, trong đó có quy định thời điểm cty B phải thanh toán toàn bộ giá trị còn lại của HĐMB là 500 triệu đồng hạn chót vào ngày 30/9/2010. Nếu cty B không thanh toán đúng hạn sẽ tính lãi suất chậm thanh toán (theo mức lãi suất cơ bản của NHNN công bố ...) kể từ ngày đến hạn phải thanh toán theo HĐMB (tức là ngày 30/9/2010).

        Đến hạn, cty B không thanh toán, nhưng sau đó có thanh toán một phần. 3 tháng sau, vào ngày 30/12/2010 hai bên làm Biên bản xác nhận công nợ rằng cty B còn nợ cty A tổng cộng 480 triệu đồng. Rồi cty B không tiếp tục trả nợ.

        Cty A khởi kiện tại tòa đòi cty B phải trả nợ cộng với lãi suất chậm trả kể từ thời điểm 30/9/2010. Nhưng tòa chỉ buộc cty B trả nợ cộng lãi suất tính từ ngày 30/12/2010 (tức là từ ngày hai bên xác nhận công nợ).

        Vậy, cách tính của tòa có ép cty A không?. Chân thành cám ơn.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    18766 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #89985   23/03/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Theo mình thì trong trường hợp này cách giải quyết của tòa, áp dụng lãi suất chậm trả từ ngày 30/12 là hoàn toàn hợp lý. Vì ngày 30/12 hai bên đa làm Biên bản xác nhận bên B còn nợ bên A tổng cộng 480 triệu. Điều đó đồng nghĩa với việc Bên A đã đồng ý là cho đến thời điểm 30/12 bên B chỉ còn nợ bên A tổng cộng là 480 tr ( bao gốc, lãi, lãi suất chậm trả). Cho đến sau 30/12, do bên B không tiếp tục thanh toán thì cứ tính lãi suất tiếp tục.
    - Công ty mình cũng vừa đòi xong nợ cho 1 trường hợp tương tự. Vấn đề thu hồi nợ khó đòi cho công ty gian nan lắm bạn ơi. Nhiêu khi đụng chạm tối mối quan hệ làm ăn của Cty nên nhẹ nhàng 1 chút.
    Thân chào!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanbui211988 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (23/03/2011)
  • #89990   23/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn #0072bc; font-size: 13px;">tuanbui211988 nhé. Trên thực tế, ngày 30/12/2010 hai bên xác nhận công nợ tức là xác nhận phần cty A còn nợ lại cty B thôi do cty B đã thanh toán bớt 20 triệu, chứ không đề cập gì đến lãi chậm trả (thường các cty xác nhận công nợ với mục đích xác định nợ gốc). 

        Nhưng có thể Tòa sẽ suy diễn, theo ý chí chủ quan và theo logic, là Biên bản xác nhận công nợ tức là xác nhận tổng số nợ còn lại (bao gồm cả nợ gốc, lãi chậm trả...). Như vậy, vô hình dung khi làm Biên bản xác nhận công nợ, cty A đã tự gây thiệt hại cho chính bản thân mình đối với 3 tháng lãi chậm trả mà lẽ ra phải được Tòa quyết định cho hưởng nhỉ.

        Như vậy, để rút kinh nghiệm cho bản thân, trong trường hợp này cty A phải:

        - Làm Biên bản xác nhận công nợ nhưng chỉ ghi là xác nhận nợ gốc, chưa đề cập đến lãi chậm trả; hoặc

        - Không nên làm Biên bản xác nhận công nợ, nếu cty B thanh toán thì cty A cứ ghi Phiếu thu thì thuận lợi hơn nhỉ.

        Theo bạn thì thế nào. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 23/03/2011 11:48:06 AM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #90042   23/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Chào Chị Phương :D!

    Về vấn đề của chị, BV có ý kiến ns :

    Biên bản xác nhận công nợ đến 30/12/2010 là biên bản xác nhận số tiền cty B còn phải thanh toán #ff0000;">tiền hàng cho A là 480tr.Tiền hàng thì đương nhiên nó chỉ là tiền hàng mà B nợ tức không bao gồm tiền phạt.

    Phạt căn cứ theo hợp đồng : sau 30/9 nếu B ko thanh toán nốt số tiền cho A thì tính lãi theo lãi suất cơ bản NHNN tại thời điểm công bố < = mấu chốt các  " Quan " phải bám vào là ở cái này.
    Như vậy, trừ khi hai bên ký kết phụ lục HĐKT bổ sung, sửa đổi điều khoản Phạt thanh toán chậm.Nghĩa là kéo dài đến 30/12 thay bằng 30/9,nếu Quan chỉ quan tâm tới cái BB xác nhận công nợ thì coi như điều khoản phạt thanh toán chậm trên HĐKT trở nên vô nghĩa trong cái HĐKT này.
    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 23/03/2011 12:31:12 PM

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthibichvan_tax06 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (23/03/2011)
  • #90049   23/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn Mộng Vân đã đóng góp ý kiến. Trường hợp thực tế, Tòa đã buộc cty B thanh toán lãi chậm trả từ 30/12/2010. Điều này không phù hợp với thỏa thuận trong HĐMB. 

        Tuy nhiên, Tòa dựa vào Biên bản xác nhận công nợ (chỉ ghi chung chung là cty B còn nợ cty A 480 triệu, đâu có nói là tiền hàng hay tiền gì) cũng có cơ sở vì đó là số liệu cuối cùng mà hai bên xác nhận với nhau.

        Do vậy, cty A oan ức nhưng không nói được. 

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #90055   23/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Chị có thể delete một vài thông tin về cty & scan nội dung biên bản xác nhận công nợ qua forum ko ạ?

    Bởi mỗi 1 BB xác nhận công nợ của mỗi một cty có form riêng.Nếu ko nhìn hoặc sờ thấy nó thì rất khó có thể đưa ra lý lẽ để bảo vệ cty A của chị được.

    480triệu này đâu chỉ đơn thương độc mã, nó có số liệu khác giải trình kèm theo bao gồm : Hoá đơn GTGT - giấy báo có của NH ( hoặc phiếu thu tiền) + Hợp đồng mua bán.Tức nguồn gốc của cái 480triệu

    Như vậy con số 480triệu ai ai cũng hiểu nó đơn thuần chỉ là tiền hàng.

    Các Quan xử mà ko thu thập toàn bộ tang chứng, vật chứng của vụ án mà chỉ căn cứ vào mỗi cái biên bản huỷ thì botay thật.
    Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 23/03/2011 01:21:19 PM

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #90086   23/03/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Mình xin bổ sung thêm 1 vấn đề như sau:( mình nghĩ có thể tòa án có thể đã xem xét đến nguyên tắc này khi tính thời hạn bắt đầu trả lãi là 30/12). Tòa có thể đã áp dụng tương tự pháp luật. Cụ thể:
    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 407 Bộ luật dan sự có quy định:

    2. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

    Thực tế xét xử tòa cũng thường xuyên áp dụng nguyên tắc này để bảo vệ quyền lợi của bên yêu thế hơn trong giao dịch dân sự.
    Mong các bạn trao đổi thêm nhé.
    thân chào!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #90143   23/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn bạn #0072bc; font-size: 13px;">tuanbui211988 nhé vì bạn đã rất nhiệt tình. Theo tui hiểu thì Điều khoản quy định thời hạn tính lãi chậm trả trong HĐMB thì rõ ràng rồi. Ở đây là do nội dung Biên bản xác nhận công nợ không ghi rõ số tiền xác nhận công nợ không bao gồm lãi chậm trả, nếu có ghi thì mình có cơ sở phản bác ý kiến của Tòa. Bởi vậy tui mới đưa ra 2 cách để sau này tránh lập lại tình trạng Tòa phán quyết như vậy.

        Đây là kinh nghiệm xương máu nhỉ. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 23/03/2011 05:18:07 PM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #91709   30/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào các LS và mọi người,

        Kính mong các bạn cho biết thêm ý kiến để hiểu vấn đề chính xác hơn. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #102343   13/05/2011

    dangtuthinh
    dangtuthinh

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 399
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Ở đây khi hai bên tiến hành đối chiếu công nợ thì mặc nhiên đã thể hiện sự thống nhất với nhau giữa khoản nợ mà bên này (Bên B) nợ bên kia (Bên A) một số tiền cụ thể là 480tr (đây sẽ được hiểu là toàn bộ số tiền mà Bên B còn nợ Bên A kể cả lãi và các khoản khác nữa...).Do vậy, việc Tòa xác định tính lãi suất quá hạn kể từ thời điểm ấn định trong bản đối chiếu công nợ là hợp lý. Theo kinh nghiệm đi kiện về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý từ trước đến nay thì tất cả Những vụ án mình gặp Tòa đều giải quyết như vậy vì thế trong đơn khởi kiện thì người làm đơn nên xác định rõ thời gian bắt đầu tình lãi suất quá hạn và tính rõ ra số tiền là bao nhiêu./
     
    Báo quản trị |  
  • #223215   31/10/2012

    trantulaw16
    trantulaw16

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    nhân tiện đây cho mình hỏi cộng đồng dân luật là thời điểm để tòa tính lãi suất cuối cùng là theo đơn khởi kiện hay tgian có hiệu lực của tòa án hoặc thi hành án

    Tư vấn miễn phí trong khả năng:

    Liên hệ: 097-3339-112

    Biết thì trả lời-không biết thì tìm hiểu tiếp tục trả lời- tìm hiểu cho đến khi trả lời được thì thôi.

    Văn phòng

     
    Báo quản trị |