Chào bạn BaHuy:
Tôi tán thành ý kiến của bạn thực hiện theo Điều 27 Nghị định
102/2010/NĐ-CP
"
Điều 27. Hiệu lực nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị
1. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó.
2. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông, thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi kiện đối với nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định bị khởi kiện vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định khác."
Vì sao có điều 27?
"Quy định nhằm giải quyết một thực tế là quyết định trong công ty không được các bên có liên quan thực hiện nghiêm túc, góp phần làm kéo dài, khó khăn trong giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty. Đặc biệt trường hợp quyết định liên quan đến việc bãi nhiệm chức danh quản lý thì người bị bãi nhiệm thường không chấp nhận quyết định đó, tiếp tục chiếm đoạt con dấu và sử dụng chức danh của mình trong giao dịch. Điều này sẽ gây rối loạn cho hoạt động của công ty và thúc đẩy hành vi trái pháp luật của các bên có liên quan. Quy định của Nghị định 102 nhằm giúp cho toà án, trọng tài có cơ sở pháp lý để phán quyết một cách thống nhất hiệu lực của các quyết định trong công ty; giúp cho các bên có liên quan hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyết định của công ty; qua đó góp phần giảm tranh chấp kéo dài trong công ty." (Phan Đức Hiếu, Phó trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
Có 1 điều chắc chắn (chứ không phải chỉ là lý luận như Maiphuong5 nói), đó là quyết định thay đổi người đại diện có hiệu lực ngay lập tức đối với nội bộ công ty (dĩ nhiên trừ khi điều lệ hay nghị quyết có quy định khác). Chọn ai làm người đại diện là ý chí của cổ đông chứ không phải của SKHĐT. Người đại diện mới này là người ký hồ sơ thông báo thay đổi gửi SKHĐT!
Có thể diễn giải rằng, khi chưa có ý kiến chấp thuận cuối cùng của SKHĐT (thể hiện bằng văn bản sửa đổi ĐKKD) thì nghị quyết cuộc họp của HĐTV hoàn toàn có thể sử dụng làm căn cứ để Tòa án/Trọng tài xác định người đại diện. Từ ngày họp HĐTV cho đến ngày có giấy ĐKKD sửa đổi ví dụ là 2 tuần thì chả lẽ trong thời gian đó công ty bơ vơ không đầu và không hoạt động gì vì không có ai đại diện???
Mời các bạn cho ý kiến tiếp.