Thời điểm nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #2502 08/01/2010

    Daren

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời điểm nghỉ việc

    Kính chào Luật sư Nguyễn Hữu Thống

    Nhân dịp năm mới 2010, trước là xin kính chúc Luật sư và Gia đình luôn mạnh khoẻ, An khang - Thịnh vượng.

    Sau là có một tình huống mong được Luật sư tư vấn giúp:

    Tôi có một anh bạn làm việc được 24 năm theo HĐLĐ KXĐ thời hạn trong một công ty Nhà nước, nay đã cổ phần hoá. Cuối năm 2009 anh ấy có làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ.

    Sau khi chờ đủ 45 ngày làm việc nhưng NLĐ vẫn không nhận được văn bản về việc chấm dứt HĐLĐ từ công ty.

    Cũng từ khi đó anh ấy nghỉ luôn và không đi làm nữa. Anh em chúng tôi có băn khăn là không biết nghỉ như vậy có bị trái Luật không? và có bị ảnh hưởng gì đến quyền lợi và các việc liên quan khác không? Nếu trái thì có thể xin đi làm trở lại để đợi quyết định không?

    Rất mong Luật sư giúp đỡ và tư vấn sớm

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 02:42:05 PM
     
    5688 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2503   08/01/2010

    vplsdunien
    vplsdunien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2009
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 402
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nghỉ có trái luật

    Chào bạn

    Để đưa ra lời khuyên chính xác, anh vui lòng xác trả lời cho tôi một số câu hỏi sau:

    1. Anh đã gởi đơn xin nghỉ việc cho ai? Phòng nhân sự hay ban giám đốc? Thực tế, khi gởi đơn xin nghỉ việc rất ít người lao động yêu cầu người nhận ký xác nhận đã nhận đơn xin nghỉ việc. Vậy trong trường hợp của anh thì sao?

    Trước khi nhận câu trả lời bổ sung của bạn, quan điểm của tôi thế này: Nếu bạn cho rằng xin nghỉ việc và không vi phạm thời hạn báo trước. bạn cần có bằng chứng hoặc bằng văn bản hoặc được sự thừa nhận của bên người sử dụng lao động rằng: ĐÃ NHẬN ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC. Nếu không bạn sẽ gặp khó khăn khi NSDLĐ thật sự muốn tranh chấp với bạn. dĩ nhiên, nêu không có bằng chứng trực tiếp như trên, bạn cần sử dụng bằng chứng GIÁN TIẾP là (người làm chứng hoặc các văn bản khác mang ý nghĩa tương tự với việc xác nhận đã nhân đơn nghỉ việc).

    Vì nếu bạn không may có những chứng cứ như đã nêu trên chắc chắn quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng.

    Việc bạn xin đi làm trở lại chỉ với mục đích chờ quyết định thì bạn thử nghĩ đề nghị của bạn có được Người sử dụng lao động đồng ý không? nếu họ đồng ý thì không còn vấn đề nữa rồi.

    Thân chào

    Ls Nguyễn Hữu Thống




     
    Báo quản trị |  
  • #2516   09/01/2010

    Daren
    Daren

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin trân trọng cảm ơn Luật sư đã đọc và phản hồi thông tin.

    Tôi nghĩ là xin đi làm lại để chờ quyết định là khó được Người SDLĐ chấp nhận; Tôi xin bổ sung thông tin ngay đây:

    1- Khi nộp đơn trực tiếp cho Trưởng phòng nhân sự (không có việc ký nhận đơn nhưng có 02 nhân viên phòng nhân sự chứng kiến).

    2- Trong đơn có chữ ký đồng ý của Trưởng phòng nơi NLĐ làm việc; Có chữ ký đồng ý của Ông Chủ tịch Công đoàn công ty.

    3- Đến ngày thứ 45, NLĐ có lên phòng nhân sự nhưng không gặp Trưởng phòng (01 NV nói là TP đi vắng). Tiếp đó NLĐ có đến gặp Chủ tịch Công đoàn để trình bày bối cảnh và đề nghị "ngày mai là qua thời hạn báo trước, đến giờ vẫn chưa có văn bản gì nên từ mai tôi xin phép được nghỉ làm việc...". Ông Chủ tịch Công đoàn xác nhận và nói "... theo quy định em có quyền được nghỉ..."

    Vậy xin hỏi tiếp: 

    - Liệu có xảy ra tình trạng tranh chấp không?

    - Liệu có bị ảnh hưởng gì tới các quyền lợi khác không?

    Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn Luật sư.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 02:42:35 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #2517   09/01/2010

    vplsdunien
    vplsdunien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2009
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 402
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Thờì điểm nghỉ việc (phản hồi lần 2)

    Chào bạn

    Tranh chấp xảy ra khi một bên không thống nhất yêu cầu của một bên còn lại. Bản chất của tranh chấp liên quan đến quyền lợi chứ không liên quan đến quan điểm. Bất đồng quan điểm là bản chất của cuộc tranh luận. Vậy, nếu người sử dụng lao động chậm trễ trong việc trợ cấp thôi việc thì do chỉ là sự chậm trễ về thời gian. Nếu họ không đồng ý trợ cấp thôi việc thì có vẻ bạn đã có "một cuộc chiến pháp lý" rồi.

    Bạn đã có 2 người làm chứng là: trưởng phòng, và chủ tịch công đoàn. Có chữ ký của họ nhưng bạn không có bản sao của văn bản đó. Bạn phải trông chờ vào sự "can đảm" của họ khi làm chứng tại tòa (khi cần thiết). và bạn hãy đánh giá xem trên thực tế việc họ làm chứng của họ tại tòa là khả thi?

    cách bạn nên làm bây giờ là, làm văn bản với nội dung chủ yếu là: xin 2 ông trưởng phòng và chủ tịch công đoàn xác nhận đã nhận đơn xin nghỉ việc vào ngày................

    chúc bạn thành công

    Thân chào

    Luật sư Nguyễn Hữu Thống

    VPLS Dư Niên

     
    Báo quản trị |  
  • #2528   13/01/2010

    Daren
    Daren

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Hữu Thống.
    Bây giờ thì tôi đã rõ NLĐ phải làm gì và làm như thế nào. 
    Xin Luật sư cho tôi được hỏi thêm:
    Như trên Luật sư có nói: "Nếu Người SDLĐ không chịu trả trợ cấp thôi việc thì có vẻ như đã có một cuộc chiến pháp lý". Vậy nếu phải ra Toà thì NLĐ có được bao nhiêu % khả năng thắng cuộc?

     
    Báo quản trị |  
  • #2529   13/01/2010

    vplsdunien
    vplsdunien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2009
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 402
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Phản hồi về thời điểm nghỉ việc

    Chào bạn

     

    Trước khi vụ kiện kết thúc, bạn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    - chứng cứ bạn hiện có; (phải phù hợp với quy định tố tụng dân sự)

    - chứng cứ bền bỉ; (phải phù hợp với quy định tố tụng dân sự)

    - khả năng của 2 bên khi lựa chọn và sử dụng các chứng cứ nhằm bảo vệ cho yêu cầu của mình (am hiểu về thủ tục tố tụng);

    - nhận định sẵn có của 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân (Tòa sơ thẩm ); 3 thẩm phán (Tòa phúc thẩm ) trùng với lập luận của bạn;

    - luật sư không phải là người xét xử.

     

    lưu ý rằng: lao động là quan hệ phi hình sự, do vậy tòa án xét xử dựa trên chứng cứ do các bên cung cấp.

     

    Vậy thật khó để đánh giá khi các yếu tố cơ bản nêu trên bạn không kiểm soát và không biết trước.

    Nếu bạn cho rằng:" thời gian của bạn là vàng" thì trước khi vụ kiện kết thúc thì bạn đã tốn rất nhiều "vàng" rồi đó. Thương lượng vẫn là cách tốt nhất.

     

    Chúc bạn thành công.

     

    luật sư Nguyễn Hữu Thống

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: