Thời điểm nào nguyên đơn được quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện?

Chủ đề   RSS   
  • #535329 19/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Thời điểm nào nguyên đơn được quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện?

     

    Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc rất quan trọng được áp dụng xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau:

    Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

    1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự….

    2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

    Và nguyên tắc trên cũng được ghi nhận tại điều khoản về quyền và nghĩa vụ của đương sự, quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Song, vấn đề đặt ra là có phải đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hay không?

    Vấn đề trên đã được giải đáp tại phần IV.7 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 07/4/2017 về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương, theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn như sau:

    7. Đề nghị hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa như thế nào? Trường hợp nào thì Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đó? Việc thay đổi địa vị tố tụng trước khi mở phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu phản tố?

    Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:

    - Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

    - Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

    Theo quy định trên, thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chia thành 02 thời điểm:

    -  Trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn sẽ được chấp nhận.

    Trong đó, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới so với quy định tố tụng trước đây. Phiên họp này được tiến hành với mục đích xác định rõ các nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án như thế nào, với các nội dung về: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của các đương sự; những vấn đề các bên đương sự thống nhất được; những vấn đề các bên đương sự chưa thống nhất được và yêu cầu Tòa án giải quyết; các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;…

    - Từ thời điểm Tòa án mở phiên họp trở đi: Việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.

     

     

     
    11099 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận