Thời điểm ghi trong QĐ xử lý kỷ luật sa thải

Chủ đề   RSS   
  • #494782 22/06/2018

    Thời điểm ghi trong QĐ xử lý kỷ luật sa thải

    Thưa Luật sư. Cho em hỏi một vấn đề như sau ạ:

    - NLĐ A nghỉ phép liên tục vì báo là bị bệnh cần đi khám. Lúc đầu thì nghỉ lẻ tẻ vài ngày trong tháng, nghỉ xong thì mới báo Công ty là do bệnh.

    - Sau đó, NLĐ nộp đơn xin nghỉ chữa bệnh 1 tháng, khi công ty chưa duyệt đơn thì đã tự ý nghỉ và không liên hệ được (Từ tháng 4). Sau đó, Công ty cố gắng liên hệ nhưng NLĐ chỉ nt hoặc trả lời qua loa, kéo dài đến giữa tháng 5.

    - Công ty quyết định đưa sự việc ra xử lý kỷ luật, khi yêu cầu Ông A cung cấp giấy tờ chứng minh việc nghỉ bệnh thì ông A không cung cấp được. Công ty quyết định kỷ luật sa thải ông A vào tầm cuối tháng 5.

    => Vậy ngày ghi kỷ luật sa thải sẽ ghi nhận ngày tại thời điểm ra quyết định (cuối tháng 5) HAY là quyết định ghi rõ Kỷ luật sa thải  từ ngày A tự ý bỏ việc không có lý do ạ (từ cuối tháng 4).

    Mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin cám ơn.

     
    22485 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495072   26/06/2018

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    1/ Người lao động viện lý do nghỉ chữa bệnh nhưng không xuất trình được hồ sơ bệnh án hay giầy tờ gì của bệnh viện, bác sĩ cho thấy người lao động này nghỉ việc không phải vì lý do để khám chữa bệnh mà là vì một lý do khác. Tuy nhiên, vì là nghỉ chưa được sự đồng ý của đơn vì, không có đơn từ xin nghỉ, đơn từ chưa được duyệt, không xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc nghỉ là có lý do chính đáng thì có thể kết luận là tự ý nghỉ việc và cứ theo quy định về số ngày tự ý bỏ việc trong tháng/năm đã quy định mà xử lý kỷ luật lao động.

    2/ Pháp luật đã quy định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động và quyết định xử lý kỷ luật phải ban hành trong thời gian có thời hiệu nói trên. Do vậy, khi ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì ban hành ngày nào ghi ngày đó chứ không ghi lùi thời gian vi miễn là ngày ban hành quyết định vẫn nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là được.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ngocliencao.296@gmail.com (17/07/2020)
  • #495141   27/06/2018

    Theo nội dung bên trên Luật sư đã tư vấn vậy đơn vị NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật lập thành biên bản mà không có chữ ký của người lao động hay không ? Hay do bên công đoàn ký xác nhận cùng với công ty là đủ để ra quyết định sa thải ?

    Mong được tư vấn thêm

     
    Báo quản trị |  
  • #495163   27/06/2018

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Vê trinh tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động. 

    Về vấn đề triệu tập ngươi lao động vào công ty để xử ly kỷ luật lao động phải bằng thư triệu tập và nếu triệu tập bằng văn bản đến 3 lần mà ngươi lao động không đến thì có quyên xử lý vắng mặt .

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #495566   30/06/2018

    Xin chào luật sư: Tôi cũng ở doanh nghiệp làm công tác quản lý lao động, tôi xin cùng trao đổi một chút về nội dung này mong nhận được ý kiến chuyên môn của Luật sư để việc sa thải NLĐ được đúng luật, không bất công với NLĐ và không thiệt hại cho chủ SDLĐ.

    - Theo luật LĐ để sử lý được kỷ luật NLĐ ( trong đó có kỷ luật sa thải ) thì NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ và phải có sự tham gia của CĐ cơ sở ( đại diện cho quyền lợi NLĐ ); NLĐ phải được giải trình về lỗi của mình; Việc kỷ luật NLĐ phải lập biên bản và trước khi sa thải ( một người ) phải thông báo cho CĐ cơ sở biết ( không cần được CĐ cơ sở nhất trí ).

    - Như vậy tuy Luật không nói rõ v/v có lập Hội đồng kỷ luật của đơn vị hay không nhưng trong hồ sơ KLLĐ buộc phải có biên bản xem xét kết luận là NLĐ đã vi phạm KLLĐ và mức độ vi phạm thuộc trong quy định sa thải nên Chủ SDLĐ áp dụng hình thức KLLĐ là sa thải ( do đó thực tế vẫn phải có một cuộc họp nho nhỏ của đơn vị có đủ thành phần họp xem xét kết luận). Do đó về nguyên tắc Quyết định sa thải chỉ có được sau khi đã có biên bản kết luận nêu trên.

    - Còn về thời hiệu KLLĐ như luật sư nêu được tính từ thời điểm phát hiện ra sai phạm, nếu thời điểm phát hiện ra sai phạm và thời điểm có được biên bản xem xét kết luận vi phạm của công ty và thời điểm Giám đốc ra QĐ sa thải nằm trong thời hiệu ( kể cả thời gian kéo dài ) thì dễ hiểu. Nhưng nếu khi có biên bản kết luận vi phạm đã hết thời hiệu sử lý KLLĐ ( kể cả là hình thức sa thải ) thì sử lý như thế nào??? nếu việc vi phạm KLLĐ có gây tổn thất kinh tế NLĐ vẫn phải chịu trách nhiệm đến bù theo quy định tại NQLĐ còn QĐ sa thải thì sao???? không nhẽ không sa thải được NLĐ? khi đó quyền và quyền lợi của người SDLĐ thế nào?

    - Xin ý kiến chuyên môn của luật sư. Xin cảm ơn

    hoangson.ttr@gmail.com

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495874   02/07/2018

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Luật sư xin trao đổi thêm với bạn như sau:

    - Thống nhất với ý kiến của bạn: Việc ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động phải sau khi có phiên họp về kỷ luật lao động và cuộc họp thống nhất người lao động có vi phạm kỷ luật lao động và bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm mà nội quy lao động của đơn vị đã quy định. Phiên họp đó có thể gọi tên gì tùy đơn vị nhưng thành phần họp và thủ tục tiến hành phải đúng pháp luật lao động.

    - Theo quy định tại khoản 3 điều 124 Bộ luật lao động thì quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc trong thời hiệu kéo dài cho phép theo quy định tại điều 124 Bộ luật lao động. Như vậy, nếu đã có biên bản họp ký luật lao động mà hết thời hiệu thì dĩ nhiên sẽ không thể ban hành quyết định xử lý lỷ luật lao động người vi phạm được vì như vậy là trái luật. Do vậy, người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật lao động người lao động phải nhanh cho1nh phát hiện sai phạm, tiến hành các trình tự và thủ tục xử lý và ban hành quyết định trong thời hiệu xử lý mà pháp luật đã quy định chứ không có cách nào khác.

    - Trường hợp nếu không xử lý kỷ luật người lao động được vì hết thời hiệu nhưng với những thiệt hại người lao động gây ra thì đơn vị vẫn có thể yêu cầu ngưởi lao động phải chịu tráchh nhiệm theo quy định về trách nhiệm vật chất mà bộ luật lao động có quy định.Thậm chí có thể khởi kiện vê mặt dân sự để yêu cầu bồi thường nếu hai bên không tự giải quyết được.

    Thân mến!

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #504208   09/10/2018

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Do phía công ty bạn yêu cầu người lao động xuất trình các giấy tờ chứng minh rằng người lao động nghỉ với mục đích đi khám, chữa bệnh. Nhưng phía người lao động không xuất trình được các tài liệu giấy tờ chứng minh việc mình nghỉ đi khám, chữa bệnh. Như vậy, việc người lao động nghỉ quá số buổi theo quy định, Công ty bạn có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động là có cơ sở.

    Còn đối với việc ghi vào quyết định sa thải thời điểm ghi trên quyết định là ngày Công ty bạn tổ chức cuộc họp để kỷ luật đối với người lao động vi phạm.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Tư vấn Hải Nguyễn và Cộng Sự.

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    ngohaunl2@gmail.com (16/10/2018)
  • #520483   11/06/2019

    xin chào luật sư,

    luật sư cho em hỏi việc người lao động tự ý bỏ việc không lý do, bên phía công ty có gọi điện hỏi người lao động nhưng không liên lạc được, vậy xin hỏi công ty có cần phải gửi thư 3 lần thông báo xử lý kỷ luật cho người lao động không ạ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuc19081994 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)
  • #520562   12/06/2019

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Người lao động tự ỷ bỏ việc cộng dồn 5 ngày trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.

    Về thủ tục xử lý công ty vẫn phải đảm bảo gời thư triệu tập ngươi lao động đến để họp xử lý kỷ luật lao động, khi gởi phải có ký nhận của người lao động hoặc dùng hinh thức chuyển phát nhanh có hồi báo để chứng minh thư triệu tập đã đến tay người lao động nhưng họ không để để giải quyết là chuyện của họ còn công ty thì vẫn tiến hành xử lý với đầy đủ thủ tục.

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)
  • #525723   17/08/2019

    vậy luật sư cho em hỏi thêm, nếu gửi thư theo địa chỉ mà người lao động cung cấp cho công ty mà bên bưu điện phản hổi lại là người lao động không còn ở địa chỉ đó nữa, hoặc gọi điện người lao động không nghe, không đến nhận thư, thư bị trả về công ty, vậy công ty có cần gửi thư cho 2 lần tiếp theo không ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuc19081994 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2019)
  • #525857   19/08/2019

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH thì trong trường hợp đơn vị đã gởi thông báo về phiên họp xử lý kỷ luật lao động lần đầu mà người lao động không đến họp thì phải tiếp tục gởi thông báo lần 2, lần 3. Nếu đã 3 lần thông báo nhưng ngươi lao động vẫn không đến dự họp thì đơn vị có quyền tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động ma không cần có mặt người lao động.

    Thân mến.

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2019)
  • #530608   10/10/2019

    Chào Luật sư

    Em là một người làm công tác nhân sự, em có câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp

    Công ty em có 01 trường là Công nhân sản xuất vi phạm quy định kỷ luật đánh bạc nên công ty đã kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng. Trong thời gian chưa xóa kỷ luật người lao động lại tiếp tục vi phạm Quy định về an toàn lao động dẫn đến gây sự cố mất an toàn. Vậy trường hợp này có được coi là tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật không?

    Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pqhoi29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2019)
  • #530760   14/10/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo Điều 118, Bộ luật Lao động năm 2012 thì vi phạm kỷ luật lao động được hiểu là sự vi phạm những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động của công ty đã có hiệu lực pháp luật.

    Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 126, Bộ luật Lao động năm 2012 thì “Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này”. Do vậy, trong trường hợp người lao động trong công ty bạn đã có hành vi vi phạm kỷ luật lao động là đánh bạc nên công ty đã kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng, và người này lại thực hiện hành vi vi phạm Quy định về an toàn lao động dẫn đến gây sự cố mất an toàn đó thì sẽ không xem xét coi là tái phạm theo quy định của pháp luật lao động vì trường hợp người lao động không phải lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật trước đó.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com