Thoát án tử hình nhờ nộp lại 3/4 số tiền tham nhũng

Chủ đề   RSS   
  • #454071 21/05/2017

    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Thoát án tử hình nhờ nộp lại 3/4 số tiền tham nhũng

    Trong Bộ luật hình sự 2015, mình thấy có quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 về việc miễn án tử hình cho một số tội phạm, cụ thể như sau:

    "Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn".

    Quy định hình thức, điều kiện để miễn án tử hình (tất nhiên phải chấp hành các hình phạt khác như chung thân, tù có thời hạn...) là quy định tiến bộ thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà làm luật và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người phạm tội biết ăn năn, hối cải, tích cực khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, mở ra cho họ cơ hội sống, làm lại cuộc đời.

    Tuy nhiên, điều mình thắc mắc và cho rằng khó thực hiện trên thực tế quy định này đó là việc xác định 3/4 tài sản mà người bị kết án phạm tội tham nhũng chính xác là bao nhiêu? Làm sao để biết đó đã phải là 3/4 tổng số tài sản mà họ tham nhũng hay chỉ mới là một nửa thậm chí là một phần trong con số khủng mà hành vi phạm tội đục khoét của họ gây ra?

    Rồi thì nếu xác định được chính xác tổng số tiền tham nhũng, họ nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ vụ án, thế là thoát tử hình, vậy còn 1/4 nữa đi về đâu? Với những đại án tham nhũng khét tiếng hiện nay như: Vinalines, vinashin, vụ siêu lừa Huỳnh Như,...số tài sản tham nhũng được xác định không phải dạng vừa thì 1/4 trong tổng này cũng không hề ít. Không lẽ, họ bị kết án  rồi 1/4 số tài sản tham nhũng để dành cho gia đình, người thân của họ? 

    Bản thân mình hoàn toàn đồng ý với việc quy định điều kiện để miễn án tử hình cho người phạm tội, tuy nhiên, mình không đồng ý với con số nộp lại tối thiểu 3/4 số tài sản tham nhũng, nó thực sự gây mơ hồ và hình như vẫn mở lối thoát cho người phạm tội. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao? 

    Everything happens for a reason...

     
    9739 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #454073   21/05/2017

    Theo ý kiến của mình, việc quy định như trên là cũng hợp lý. Bởi trên thực tế có bao giờ Nhà nước thu hồi được toàn bộ số tài sản tham nhũng đâu. Với lại, đâu phải họ chỉ nộp lại 3/4 số tiền tham nhũng là được miễn án tử hình đâu, còn phải đáp ứng các điều kiện khác như hợp tác với cơ quan chức năng,... nữa mà.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenthitragiang2009@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (21/05/2017) GHLAW (22/05/2017)
  • #454080   21/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Minh nghĩ con số 3/4 là hợp lý, vì rõ ràng mọi thứ đều mang tính tương đối không thể đòi nộp lại 100% hay một con số nào khác, và ngoài việc nộp lại khoản tiền trên thì còn phải đáp ứng các đk khác. Đây là quy định mang tính nhân văn, việc miễn án tử nêu trên thể hiện rõ mục đích của hình phạt không chỉ trừng trị mà còn mang ý nghĩa cải tạo, giáo dục họ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017) Sensen93 (21/05/2017)
  • #454146   21/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    anthuylaw viết:

    Minh nghĩ con số 3/4 là hợp lý, vì rõ ràng mọi thứ đều mang tính tương đối không thể đòi nộp lại 100% hay một con số nào khác, và ngoài việc nộp lại khoản tiền trên thì còn phải đáp ứng các đk khác. Đây là quy định mang tính nhân văn, việc miễn án tử nêu trên thể hiện rõ mục đích của hình phạt không chỉ trừng trị mà còn mang ý nghĩa cải tạo, giáo dục họ.

    Mình cũng ủng hộ việc quy định điều kiện để người phạm tội có cơ hội được sống. Tuy nhiên, vấn đề mình thắc mắc ở đây là quy định con số 3/4 rất khó để xác định trên thực tế và còn tạo kẽ hở cho người phạm tội nữa.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017) nguyenthitragiang2009@gmail.com (23/05/2017)
  • #454152   22/05/2017

    Với quy định này thì nếu tham nhũng 4.000 tỷ chỉ xài 1.000 tỷ, đem 3.000 tỷ gửi ngân hàng lấy lãi (mỗi năm được khoảng 240 tỷ tiền lãi, tính lãi suất 8%/năm) , sau này nộp lại 3.000 tỷ để giảm án tử :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    zing_zin_zz (22/09/2017) ntqn1993 (22/05/2017) thuongkp2708 (22/05/2017) giangmoom (22/05/2017) Sensen93 (23/05/2017)
  • #454240   23/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


     

    LSTranTrongQui viết:

     

    Với quy định này thì nếu tham nhũng 4.000 tỷ chỉ xài 1.000 tỷ, đem 3.000 tỷ gửi ngân hàng lấy lãi (mỗi năm được khoảng 240 tỷ tiền lãi, tính lãi suất 8%/năm) , sau này nộp lại 3.000 tỷ để giảm án tử :)

     

     

    Đọc ví dụ của chú tự nhiên con thấy hốt hoảng, đúng là với quy định này, người phạm tội có vô số kẽ hở để trục lợi mà vẫn thoát được án tử hình.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    nguyenthitragiang2009@gmail.com (23/05/2017)
  • #454164   22/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Chúng ta nên hiểu ý của các nhà làm luật trong vấn đề này. Việc xác định số tiền đã tham nhũng thật ra không khó. Với các thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng thì việc xác định không hề khó. Cái khó nhất là phát hiện hành vi, điều tra và tiêu diệt cả đường dây. Chứ khi phát hiện, điều tra ra rồi thì với số tiền lớn đó thì thật khó để người vi phạm có thể ỉm đi được. Tính luôn các hoạt động rửa tiền. 

    Nhiều bạn thắc mắc con số 3/4, bởi vì chắc chắn rằng thu hồi 100% số tiền tham nhũng là điều không thể, và con số 3/4 là con số khả dĩ nhất. Quy định này vừa có thể giảm thất thu cho ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo tính răn đe.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017) lynguyen77.uel (30/08/2017)
  • #454171   22/05/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thấy con số 3/4 là hợp lý rồi bởi lẽ nếu quy định thu hồi lại toàn bộ thì có vẻ không khả thi. Việc nộp lại 3/4 chỉ giúp người phạm tội thoát khỏi án tử hình, tuy nhiên các hình phạt khác vẫn được xem xét áp dụng. Đây là một quy định nhân văn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017)
  • #454241   23/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    vytran92 viết:

    Mình thấy con số 3/4 là hợp lý rồi bởi lẽ nếu quy định thu hồi lại toàn bộ thì có vẻ không khả thi. Việc nộp lại 3/4 chỉ giúp người phạm tội thoát khỏi án tử hình, tuy nhiên các hình phạt khác vẫn được xem xét áp dụng. Đây là một quy định nhân văn.

    Mình nghĩ không những nên quy định phải nộp lại toàn bộ tài sản tham nhũng mà còn phải quy định thêm một chế tài nữa là trường hợp số tài sản tham nhũng người phạm tội giao nộp không đủ so với số tài sản được xác định là thất thoát do hành vi phạm tội của người đó gây ra, thì người phạm tội phải có trách nhiệm lấy tài sản cá nhân bù vào cho đủ nữa.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    nguyenthitragiang2009@gmail.com (23/05/2017)
  • #454177   22/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Quy định là như vậy nhưng rất dẫn đến hiện tượng tẩu tán tài sản. Có nghĩa là các cá nhân này đã tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án trước, nhằm hợp pháp hóa các tài sản đó dẫn đến chúng không còn nằm trong danh sách tài sản tham ô sau đó mới tự nguyện nộp lại 3/4 số tài sản. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017)
  • #454181   22/05/2017

    maucuamua1
    maucuamua1

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình thấy quy định trên là hợp lý, khi hiện nay việc các vụ án tham ô để thu hồi lại được số tiền đã tham ô là rất ít, nếu mà họ có thể bị tội tử hình thì sẽ không bao giờ mà họ trả lại dù chỉ là một phần số tiền đã tham ô cho nhà nước.  Nên việc quy định như vậy sẽ giúp nhà nước thu lại được một số tiền không hề nhỏ, chứ không thể cái kiểu tiếc vì mất đi 1/4 mà không có quy định vừa nhân văn lại vừa có lợi cho ngân sách này được. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maucuamua1 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (22/05/2017)
  • #454186   22/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình cũng cảm thấy rằng luật quy định mang tính tương đối theo tỷ lệ là khá hợp lý! theo quy định như vậy có nhiều bất cập nhưng với quy chế quản lý hiện tại thì chưa có hình thức nào thỏa đáng hơn cho những vụ việc tham những lâu năm, có hiện tượng đã sinh "lợi tức".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (28/05/2017)
  • #454209   22/05/2017

    Theo mình tại thời điểm hiện tại Luật quy đinh như thế là hợp lý rồi. Thu hồi lại được phần tổn thất mà họ đã gây ra, còn phần đó bao nhiêu thì phải nhờ tới cơ quan điều tra làm rõ. Pháp luật cũng mang tính nhân văn, cho họ một cơ hội........... nếu tử hình thì họ thì không thu hồi được tổn thất. Mình nghĩ tại thời điểm này có nhiều vấn đề về kinh tế......... nên nhà các làm luật đã chọn phương án đó. Có lẽ nó là phương án tốt nhất rồi ah.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tomi4142 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (26/05/2017)
  • #454244   23/05/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Theo mình thì cũng đã từng có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này, tuy nhiên theo mình nhà làm luạt cũng đã có những dự tính riêng cho việc ban hành quy định này. Đúng là nếu như nộp tiền mà có thể thoát án tử thì nhiều người cũng có nhưng phải hiểu vấn đề nằm ở chỗ là:

    + Đây là tội phạm tham nhũng cho nên việc đã chiếm hữu sử dụng số tiền trên vào những mục đích không đáng và vụ lợi cá nhân thì phải có trách nhiệm hoàn trả lại bởi nếu không thực hiện trả lại thì coi như đã bị thất thoát rất lớn một khoản tiền rồi.

    + Đánh vào ý thức của người phạm tội rằng họ có ý thức trả lại số tiền đã chiếm dụng hay không? Nếu khi phát hiện mà họ hoàn toàn có ý thức đưa ra gần như khoản tiền đã chiếm dụng thì họ cũng được xem xét ở mức độ nhất định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (23/05/2017)
  • #454255   23/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Thứ nhất, cũng thu lại được số tiền thất thoát mặc dù con số 3/4 có vẻ mơ hồ, nhưng dù sao có còn hơn không vì những vụ tham nhũng số tiền cũng không phải ít, mặc khác cũng thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật.

    Thứ hai, số tiền tham nhũng là những con số ngàn tỷ, nộp lại 3/4 thì 1/4 còn lại đi đâu nhỉ? Như ý kiến của LSTranTrongQui, mình cũng đồng ý là đem cái tiền 1/4 đó gửi vào ngân hàng mỗi tháng lấy lãi thì cũng đủ sống no ấm phần đời còn lại rồi, đây có phải là đường lui cho những kẻ tham nhũng không nhỉ? Tại sao không quy định con số 100% mà còn chia ra làm gì, tới đây thì mình cũng phân vân là sự "quá" nhân đạo ở đây là có cần thiết hay không?

    Thứ ba, tiền trong lúc tham nhũng họ có thể rửa tiền hoặc "hô biến" số tiền đó ra nước ngoài mua nhà, xe, v.vv... thì lấy gì chứng minh và đòi lại làm sao nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (23/05/2017)
  • #454354   23/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    thanhvan312 viết:

    Thứ nhất, cũng thu lại được số tiền thất thoát mặc dù con số 3/4 có vẻ mơ hồ, nhưng dù sao có còn hơn không vì những vụ tham nhũng số tiền cũng không phải ít, mặc khác cũng thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật.

    Thứ hai, số tiền tham nhũng là những con số ngàn tỷ, nộp lại 3/4 thì 1/4 còn lại đi đâu nhỉ? Như ý kiến của LSTranTrongQui, mình cũng đồng ý là đem cái tiền 1/4 đó gửi vào ngân hàng mỗi tháng lấy lãi thì cũng đủ sống no ấm phần đời còn lại rồi, đây có phải là đường lui cho những kẻ tham nhũng không nhỉ? Tại sao không quy định con số 100% mà còn chia ra làm gì, tới đây thì mình cũng phân vân là sự "quá" nhân đạo ở đây là có cần thiết hay không?

    Thứ ba, tiền trong lúc tham nhũng họ có thể rửa tiền hoặc "hô biến" số tiền đó ra nước ngoài mua nhà, xe, v.vv... thì lấy gì chứng minh và đòi lại làm sao nhỉ?

    Vấn đề tham nhũng rồi hô biến tài sản tham nhũng thành tiền hợp pháp, đem đi gửi ở ngân hàng nước ngoài, đầu tư... là điều chắc chắn rồi. Chẳng có tên phạm tội nào mà ôm một đống tiền về đặt dưới gối ngủ chờ cơ quan điều tra đến rồi dâng ra cả. Mà đã vậy thì mức yêu cầu giao nộp số tàn sản tham nhũng để được thoát án tử hình lẽ ra phải nghiêm khắc, thỏa đáng hơn chứ, ít nhất không kiểm soát được phần lợi tức sinh ra từ số tiền tham nhũng thì cũng phải yêu cầu thu lại toàn bộ số thất thoát do tham nhũng chứ nhỉ!

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #454285   23/05/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Đúng như bạn phân tích, nếu tham nhũng trong một vụ án lớn, như vụ Vinashin thì con số 1/4 nó to bự cỡ nào. Có thể chỉ cần 1/4 tổng mức tham nhũng trong vụ Vinashin thì đã bằng gấp chục và trăm lần so với những vụ tham nhũng khác. Đưa ra quy định này không hợp lý một chút nào.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (23/05/2017)
  • #454380   24/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    hongphuong1993 viết:

    Đúng như bạn phân tích, nếu tham nhũng trong một vụ án lớn, như vụ Vinashin thì con số 1/4 nó to bự cỡ nào. Có thể chỉ cần 1/4 tổng mức tham nhũng trong vụ Vinashin thì đã bằng gấp chục và trăm lần so với những vụ tham nhũng khác. Đưa ra quy định này không hợp lý một chút nào.

    Vậy theo bạn bao nhiêu thì hợp lý?

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #454379   24/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Nhất trí với bạn, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều kẻ hở quá, những cái cần nhân đạo thì chưa thấy quy định, những việc cần nghiêm khắc xử lý như thế này thì lại quá nhân đạo. Ôi ngàn tỷ, là tiền thuế, là mồ hôi và nước mắt của biết bao nhiêu người, nghĩ tới lại giận 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (26/05/2017)
  • #454659   26/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Ở đây, mình nghĩ thà thu lại được 3/4 còn hơn không thu được gì. Đúng là quy định này vẫn còn nhiều kẽ hở, nhưng mới bước đầu mà, vẫn còn cần nhiều bước để hoàn thiện. Từ xưa đến nay, nước mình vẫn làm luật theo kiểu vừa làm vừa mò, chứ có bao giờ hoàn hảo từ lúc ban đầu đâu.

    Mình thấy điều kiện để được áp dụng quy định trên cũng khá nhiều và không phải là dễ, thôi thì coi như có thêm một lý do nữa để tin tưởng rằng nó sẽ thực thi hiệu quả vậy.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (01/06/2017)
  • #454710   26/05/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Theo mình nghĩ thì Nhà nước quy định như vậy cũng hợp lý. Ông bà xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Nếu người ta đã biết lỗi và nộp lại 3/4 số tiền tham nhũng thì cũng nên mở cho họ một con đường sống. Viêc quy định như trên thể hiện sự nhân đạo của Bộ luật hình sự mới. 

     
    Báo quản trị |