Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #577424 28/11/2021

    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Hiện nay, do sự phát triển về kinh tế-xã hội, nhiều cặp vợ chồng đã tiến hành lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, Nhiều trường hợp vì để trốn tránh các nghĩa vụ liên quan đến vợ hoặc chồng mà các cặp vợ, chồng đã tiến hành lập thỏa thuận nhằm mục đích đưa toàn bộ tài sản chung của vợ chồng về tài sản riêng của một trong hai người. Tuy nhiên, khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân liên quan, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.

    Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

    1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

    b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

    c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình”

    Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình  hướng dẫn thủ tục xem xét và xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu theo đó:

    Điều 5. Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:

    a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;

    b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

    2. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    3. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

    Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

    Điều 6. Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu

    1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

    a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

    b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

    2. Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

    a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

    b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

    Ví dụ 1: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

    Ví dụ 2: Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.”

    Việc thỏa thuận về chế độ tài sản nhằm mục đích tránh các tranh chấp về tài sản của vợ chồng, và để vợ chồng có thể rành mạch với nhau trong chuyện tài sản, tiền bạc. Tuy nhiên, thỏa thuận này phải được lập dựa trên các quy định của pháp luật và không xâm phạm quyền và lợi ích của người khác.

     

     
    2865 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577437   29/11/2021

    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

     

    Việc cho phép các cặp vợ chồng được thỏa thuận chế độ tài sản trước khi đăng ký kết hôn nhằm tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp trong hôn nhân.

    Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

    - Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng

    - Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình

    - Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản

    - Nội dung khác có liên quan

     

    Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

     

    Căn cứ theo quy định trên, tương ứng với mối quan hệ vợ chồng thì văn bản thỏa thuận bị coi là vô hiệu khi:

    - Vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xác lập thỏa thuận

    - Tại thời điểm thỏa thuận, vợ hoặc chồng không tự nguyện

    - Mục đích của nội dung giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

    - Hình thức của giao dịch dân sự không phải là văn bản hoặc không được công chứng chứng thực trước khi kết hôn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2021)
  • #583779   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Cảm ơn nội dung bạn đã chia sẻ, khi thực hiện việc thỏa thuận về chế độ tài sản thường mắc lỗi hình thức hợp đồng không phù hơp.Chính vì vậy, khi có nhu cầu thực hiện thỏa thuận về chế độ tài sản cần lưu ý trường hợp trên để tránh bị vô hiệu 

     
    Báo quản trị |  
  • #586424   28/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Cảm ơn nội dung hay mà bạn đã chia sẽ qua bài viết này tôi đã hiểu hơn trong các trường hợp nào thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu. Bên cạnh đó là tác giả nêu thêm một số quy định có liên quan kèm theo cả ví dụ cho người đọc có thể tham khảo và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Mong rằng tác giả cố gắng phát huy thêm nhiều bài viết hay nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #586471   28/06/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả, bài viết đã mang đến những thông tin cần thiết cho những ai có kế hoạch tiến đến hôn nhân và có dự định sẽ thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng. Cần phải tránh những trường hợp khiến thỏa thuận vô hiệu để cả vợ và chồng đjat được mục đích khi thỏa tham gia thỏa thuận.

     
    Báo quản trị |  
  • #587815   19/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích từ bạn. Vợ chồng có quyền được thỏa thuận chế độ tài sản, tuy nhiên cần dựa trên các quy định của pháp luật. Bài viết của bạn đã nêu ra được những trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu. Hi vọng nhận được thêm nhiều bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |