Thỏa thuận tòa án giải quyết tranh chấp thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #73972 18/12/2010

    Vedanvietnam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2009
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Thỏa thuận tòa án giải quyết tranh chấp thương mại

    Kính chào Luật sư

    Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc này liên quan đến tranh chấp thương mại, mong được Luật sư tư vấn:

    Công ty tôi có trụ sở chính ở tỉnh Đồng Nai. Năm 2007 Chi nhánh công ty tôi ở TP Hà Nội ký hợp đồng kinh tế với một công ty ở tỉnh Quảng Ngãi. với nội dung thỏa thuận đến 31/06/2008 đối tác phải hòan thành thanh toán cho công ty tôi. Nhưng đến nay vấn chưa hoàn thành việc thanh toán.

    Ngày 29/02/2009 giám đốc công ty tối tác có ký văn bản xác nhận nợ và hứa 3 tháng sau trả đủ, nhưng nay vẫn không trả. Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận: "... trường hợp không tìm được giải pháp sẽ chuyển giao cho Tòa án Kinh Tế Hà Nội xử lý...".

    Xin hỏi Luật sư:

    -
    Với bản xác nhận nợ như trên thì thời hiệu khởi kiện có được xem là đã được khôi phục hay không (vẫn còn thời hiệu khởi kiện)?

    - Nếu công ty tôi khởi kiện yêu cầu đối tác thanh toán thì khởi kiện ở đâu, tòa án ở tỉnh Đồng Nai, Quảng Ngãi hay ở TP Hà Nội?

    Kính mong được Luật sư tư vấn.
    Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Chúc Luật sư và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

    THK

     
    11992 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74032   18/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp tôi xin có tư vấn như sau:

    1/ Với văn bản xác nhận nợ nêu trên thì theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự thì được khôi phục lại thời hiệu khởi kiện.Thời hiệu khởi kiện của công ty bạn trong trường hợp cụ thể này là đến ngày 28/2/2011.

    Luật thương mại 2005:

    Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

    Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004:

     

    Điều 160. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu

    Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự

    Bộ Luật Dân sự:

    Điều 162. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

    1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

    a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.

    2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

        2/ Về thẩm quyền của tòa án trong trường này ,vì bạn không nói rõ đây là hợp đồng gì,được thực hiện ở đâu nên tôi trích dẫn luật để bạn tham khảo cho vụ việc của mình.

    #5c7996;">Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004

    Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

    a) Mua bán hàng hoá;

    b) Cung ứng dịch vụ;

    c) Phân phối;

    d) Đại diện, đại lý;

    đ) Ký gửi;

    e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

    g) Xây dựng;

    h) Tư vấn, kỹ thuật;

    i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

    Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

    Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

     

    Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

    d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

    đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

    e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

    g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

    h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

    i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 

    Trân trọng

    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: