Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #590130 27/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Trong quá trình hôn nhân mà đời sống vợ, chồng không hạnh phúc dẫn đến việc ly hôn hiện nay không hiếm gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ can đảm để có thể kết thúc một mối tình vì còn nhiều thứ ràng buộc bên cạnh tình cảm như con cái, công việc, gia đình,.. Thì một lựa chọn trong trường hợp này là các cặp đôi tự thỏa thuận ly hôn bằng miệng với nhau.  
     
    Thời gian vừa qua vừa xảy ra một tranh cãi rằng trong thời gian ly hôn và chờ Tòa án thụ lý và giải quyết thì người chồng đã quan hệ với một người phụ nữ khác, khi bị phát hiện thì người này cho rằng vợ chồng họ đã đồng thuận ly hôn bằng miệng và việc này không vi phạm pháp luật.
     
    Điều này đã nổ ra một tranh luận rằng liệu pháp luật có chấp nhận ly hôn bằng miệng hay không và trong thời gian chờ Tòa án ra quyết định ly hôn có được ngoại tình?
     
    thoa-thuan-ly-hon-bang-mieng
     
    Khi nào vợ/chồng ly hôn được công nhận
     
    Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định thỏa thuận ly hôn bằng miệng của vợ/chồng. Việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về chuyện ly hôn bằng miệng thì xem như không có giá trị pháp lý khi căn cứ khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
     
    Như vậy theo quy định trên chỉ khi vợ chồng thuận tình ly hôn và được Tòa án ban hành Bản án/Quyết định về việc ly hôn của vợ chồng.
     
    Sau thời gian kháng cáo nếu là ly hôn đơn phương thì hết thời hạn kháng cáo 15 ngày và thời hạn kháng nghị của VKS là 15 ngày nếu VKS cùng cấp kháng nghị; 01 tháng nếu VKS cấp trên trực tiếp kháng nghị. Mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật. Kể từ thời điểm này thì cả hai không còn bị ràng buộc nghĩa vụ vợ chồng với nhau nữa.
     
    Lưu ý: chỉ có tòa án mới có quyền ra quyết định công nhận ly hôn của vợ/chồng, kể cả văn bản tự lập và có ký kết của vợ chồng thì vẫn không được công nhận.
     
    Vợ/chồng có được ngoại tình trong thời gian Tòa án thụ lý ly hôn
     
    Cũng như quy định thỏa thuận ly hôn bằng miệng hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định cho phép vợ chồng có người mới trong thời gian thụ lý ly hôn tại Tòa án. Qua đó, chỉ khi có quyết định công nhận của Tòa án thì mới được phép có một mối quan hệ mới. Việc người chồng như câu chuyện trên có hành vi qua lại với một người phụ nữ khác trong thời gian chưa có quyết định của Tòa thì xem như vi phạm nguyên tắc “01 vợ 01 chồng” quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình.
     
    Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn nghiêm cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Do đó người có hành vi này được xem là ngoại tình và có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    Hành vi ngoại tình bị xử lý ra sao?
     
    Nhắc lại một trong những nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng trong hôn nhân tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đó là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Khi vi phạm nguyên tắc này thì người ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính hoặc đối mặt hình sự.
     
    (1) Trường hợp xử lý vi phạm hành chính
     
    Theo đó, tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
     
    Phạt tiền từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
     
    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
     
    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
     
    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
     
    (2) Xử lý hình sự tội ngoại tình
     
    Cụ thể tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
     
    - Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
     
    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
     
    Như vậy, qua sự việc thỏa thuận ly hôn bằng miệng của hai vợ chồng được xem là không có giá trị pháp lý và việc người chồng có một mối quan hệ khác trong thời gian Tòa án thụ lý được xem là vi phạm pháp luật về chế độ hôn nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu dẫn đến ly hôn. Đây cũng là cảnh tỉnh cho nhiều người có suy nghĩ rằng quan hệ bất chính trong thời gian hôn nhân là việc bình thường.
     
    695 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590154   27/08/2022

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Khi chưa có Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự hoặc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật (đều do tòa án ban hành) thì hai người vẫn chưa thể gọi là đã ly hôn hay đã độc thân. Hiện nay chưa có quy định nào công nhận tính pháp lý của việc thỏa thuận ly hôn miệng (kể cả bằng văn bản do cả hai cùng ký tên), pháp luật cũng không cho phép vợ hoặc chồng có người mới trong thời gian tòa án thụ lý và giải quyết vụ án ly hôn. Nếu vợ chồng mới chỉ thỏa thuận ly hôn và đang chờ tòa án giải quyết thì người chồng hay người vợ không được phép vi phạm những quy định về hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #590437   30/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn những chia sẽ của bạn, mình xin bổ sung một số vấn đề về trường hợp đơn phương lý hôn như sau:

    Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
     
    Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án cho giải quyết ly hôn.
     
    Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
     
    Báo quản trị |  
  • #590163   27/08/2022

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mình xin bổ sung thêm ý kiến về vấn đề này như sau: ngoài ra, các tuyên bố ly hôn bằng miệng, sống ly thân nhiều năm, hành vi xé bỏ, đốt giấy đăng ký kết hôn đều không phải là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó, người dân cần lưu ý các quy định pháp luật này để thực hiện đúng trình tự, thủ tục khi ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #590171   27/08/2022

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Chào bạn, cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Tại thời điểm hiện tại việc thỏa thuận ly hôn bằng miệng đang là vấn đề được bàn tán sôi nổi. Có người nhận định rằng vợ chồng đã thỏa thuận ly hôn nên mỗi người có cuộc sống riêng, có thể sống chung như vợ chồng với người khác. tuy nhiên, trên pháp luật thì vợ chồng vẫn còn quan hệ hôn nhân, vì vậy mọi người cần biết thông tin này để tránh có hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #590179   28/08/2022

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ được xác lập khi tuân thủ các quyền của pháp luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn và phải được đăng kí tại cơ quan đăng kí kết hôn có thẩm quyền. Do vậy, muốn quan hệ hôn nhân bị hủy bỏ hay ly hôn cũng cần phải trải qua những thủ tục nhất định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thỏa thuận ly hôn bằng miệng vì vậy mà cũng sẽ không có giá trị hiệu lực pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590200   28/08/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Chỉ khi nào hai bên có quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân thì lúc đó một người mới trở thành độc thân đồng thời chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các tuyên bố ly hôn bằng miệng, sống ly thân nhiều năm, hành vi xé bỏ, đốt giấy đăng ký kết hôn đều không phải là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #590279   29/08/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn bạn vì chia sẻ thông tin hữu ích và thiết thực này.

    Theo ý kiến cá nhân mình về vụ việc này, về lý đúng là một trong các bên khi chưa được Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn thì hai vợ chồng nếu có hành vi ngoại tình sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nếu xét về tình, thì rõ ràng có thể thấy, hai bên khi đã ký vào đơn thuận tình ly hôn và đã có một khoảng thời gian dài không chung sống như vợ, chồng và đồng thời hai gia đình và bạn bề đều biết về việc chia tay này. Do đó, nếu khoảng thời gian này, vợ/chồng có đối tượng mới thì cũng không đáng nhận sự lên án và chỉ trích từ dư luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #590286   29/08/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn bài viết của bận, nếu như việc kết hôn là một thủ tục hành chính, do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện thì việc ly hôn lại là một thủ tục tố tụng, do tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khi một người đã kết hôn, đã có hôn nhân hợp pháp nếu muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân (trở thành người tự do hay độc thân) thì phải có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #590299   29/08/2022

    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ! Việc ly hôn chỉ được xác lập khi Tòa án ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc Bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu các đương sự chỉ mới thỏa thuận ly hôn và không có các giấy tờ pháp lý nêu trên thì 2 người vẫn là vợ chồng theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #590401   29/08/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Để công nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ thì phải tuân thủ theo những thủ tục, điều kiện mà pháp luật đã định. Việc đăng ký kết hôn còn phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nên việc muốn huỷ bỏ một mối quan hệ hôn nhân không thể đơn giản bằng sự thoả thuận miệng được. Khi muốn huỷ bỏ quan hệ hôn nhân thì cũng phải có trình tự, thủ tục và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Do đó, thoả thuận ly hôn bằng miệng là không có giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #591197   20/09/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Thỏa thuận ly hôn bằng miệng liệu có giá trị pháp lý?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin chia sẻ như sau: Hiện chưa có quy định nào công nhận tính pháp lý của việc ly hôn miệng cũng như cho phép vợ/chồng có người mới trong thời gian Tòa án thụ lý và giải quyết việc/vụ án ly hôn.Như vậy, nếu chỉ thỏa thuận ly hôn miệng thì vợ hoặc chồng không được phép có người mới.

     
    Báo quản trị |