Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #591854 29/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

    Bí mật kinh doanh là một trong những bí quyết dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường, khi đã gọi là bí mật thì việc bảo mật các thông tin của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện một cách chặt chẽ.
     
    Đơn cử như việc giao kết hợp đồng lao động, nhằm để bảo vệ bí mật kinh doanh thông thường các doanh nghiệp này sẽ đưa ra một thỏa thuận rằng sau khi kết thúc hợp đồng trong thời hạn nhất định người lao động (NLĐ) không được phép làm việc tại các công ty là đối thủ với họ. Vậy nội dung giao kết này có đúng quy định pháp luật?
     
    thoa-thuan-khong-lam-viec-cho-cong-ty-doi-thu-co-dung-luat
     
    1. Bí mật kinh doanh là gì?
     
    Bí mật kinh doanh là những thủ thuật được sử dụng để kinh doanh, đây được xem như một loại tài sản của công ty và được bảo mật một cách tối đa để tránh việc sao chép thực hiện theo. Cụ thể, theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) có giải thích bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
     
    Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
     
    2. Bảo vệ người lao động khi tham gia lao động
     
    Việc ngăn cấm NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, công ty khác là không đúng quy định và tinh thần của luật lao động. Theo khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc đây được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân và được pháp luật bảo hộ.
     
    Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ lao động nào mà pháp luật không cấm.
     
    Đồng thời, khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định nhằm bảo vệ NLĐ không bị ngăn cấm và bị cản trở về quyền tự do làm việc, qua đó nghiêm cấm cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.
     
    3. Doanh nghiệp có được thỏa thuận không làm việc cho đối thủ?
     
    Chắc hẳn không ít doanh nghiệp trên thị trường đều có một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh chính đối với doanh nghiệp của mình. Việc để lộ bí mật kinh doanh có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và nguồn sống chính của doanh nghiệp. Nhằm bảo vệ NSDLĐ khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
     
    Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
     
    Việc thỏa thuận này không nhất thiết người lao động phải ký vào, theo đó NLĐ có thể từ chối nội dung trên bằng việc thỏa thuận với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đây là điều kiện tiên quyết nhất định phải ký kết mới có thể làm việc thì NLĐ cần cân nhắc kỹ. Vì khi đã ký NLĐ cần phải tuân thủ quy định đã cam kết kể cả sau khi thôi việc.
     
    4. Xử lý người lao động vi phạm cam kết bí mật kinh doanh
     
    Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp khi NLĐ vi phạm cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh như đã thỏa thuận thì theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
     
    - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2019.
     
    - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
     
    Như vậy, việc ngăn cấm NLĐ làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp khác sau khi kết thúc hợp đồng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng bí mật kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp này thì có thể thỏa thuận với NLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Theo đó, NLĐ phải cân nhắc một khi đã ký cam kết cần phải tuân thủ quy định trong khoản thời gian và phạm vi nhất định thì mới có thể tham gia cho các doanh nghiệp đối thủ.
     
    4624 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (30/03/2023) doanthaihung@gmail.com (29/09/2022) ThanhLongLS (29/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591988   29/09/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

    Cảm ơn chia sẻ từ bạn. Về nguyên tắc thì pháp luật lao động thừa nhận quyền tự do lựa chọn công việc của người lao động. Do đó, việc người lao động muốn làm công việc nào sau khi nghỉ việc hoàn toàn là quyền quyết định của người lao động. Còn về việc người lao động làm việc liên quan đến bí mật kinh doanh, bị mật công nghệ thì không được làm việc cho công ty đối thủ trong một thời hạn nhất định thì đã được thừa nhận trong pháp luật về lao động. Tuy nhiên vẫn trên cơ sở thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Nếu người lao động đồng y kỹ vào hợp đồng hoặc cam kết thì đây được xem như sự lựa chọn của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #592012   30/09/2022

    Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Một khi đã đồng ý với thỏa thuận thì buộc người lao động phải tuân thủ theo những gì mình đã đồng ý ký kết với người sử dụng lao động, do đó khuyên mọi người nên đọc kỹ cũng như căn nhắc kỹ trước đặt bút ký hợp đồng lao đồng, vì “bút sa gà chết”, nếu vi phạm hợp đồng phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #592037   30/09/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Hiện nay, đa số hợp đồng lao động đều quy định điều khoản bảo mật, bảo vệ bí mật kinh doanh, theo đó người lao động có thể cam kết không sử dụng kiến thức, tài nguyên công việc để làm cho công ty khác tương tự dịch vụ khi nghỉ việc, hay không làm việc cho công tu đối thủ trong một thời hạn nhất định. Việc quy định này là một cách đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng phần nào gây hạn chế cho người lao động. Nhìn lại bản chất của hợp đồng lao động là sự thoả thuận các bên, nên có thể hiểu với điều khoản trên là hai bên đã đồng ý, rất khó xem xét dưới trường hợp bắt buộc trái quy định pháp luật 

     
    Báo quản trị |  
  • #592135   04/10/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ từ bạn. Có thể thấy về nguyên tắc người lao động không được cấm người lao động tiếp tục làm việc ở đâu. Tuy nhiên trên thực tế, đa số hợp đồng lao động đều đưa điều khoản bảo mật, bảo vệ bí mật kinh doanh vào. Việc quy định như vậy nhằm giúp người sử dụng lao động an tâm vì những bí mật kinh doanh luôn được đảm bảo một cách an toàn. Có thể nói điều khoản này có phần gây hạn chế cho người lao động. Tuy nhiên nếu các bên đã thoả thuận và có sự thống nhất các bên thì là hai bên cần đảm bảo tuân thủ thực hiện.

     
    Báo quản trị |