Thỏa thuận đứng tên hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở

Chủ đề   RSS   
  • #482966 21/01/2018

    Thỏa thuận đứng tên hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở

    Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp người mua đất không trực tiếp đứng tên trên giấy chứng nhận mà nhờ một người khác đứng tên hộ. Việc mua bán này được thực hiện hoàn toàn đúng theo quy định, thủ tục của pháp luật, có hợp đồng mua bán được công chứng và làm thủ tục sang tên đăng bộ. Toàn bộ quá trình thực hiện mua bán, sang tên đều do người đứng tên hộ đứng ra thực hiện, sau đó người mua đất thực sự và người được nhờ đứng tên hộ ra làm thỏa thuận đứng tên hộ theo đó người đứng tên hộ không có quyền hạn gì đối với nhà đất do mình đứng tên, toàn quyền sử dụng là của người mua đất thực sự, thỏa thuận này được thừa phát lại ghi nhận sự thỏa thuận này. Vậy việc đứng tên hộ và lập thỏa thuận này có tính chất pháp lý như thế nào, và khi xảy ra tranh chấp ai là người có lợi và người mua đất có thể bị mất do người khác đứng tên hộ hay không? Mong mọi người cho ý kiến đóng góp.

     
    18403 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #484310   02/02/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Điều 28 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP qui định vi bằng có giá trị chứng cứ khi tòa án xem xét giải quyết vụ án (tức chỉ có giá trị chứng cứ trong trường hợp Tòa án xem xét giải quyết vụ án chứ không có giá trị trong trường hợp khác), vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (tức Vi bằng chỉ là căn cứ khi nào pháp luật có qui định được thực hiện giao dịch bằng Vi bằng, pháp luật không qui định như vậy thì Vi bằng không là căn cứ).

    Điều 188 Luật đất đai 2013 qui định người sử dụng đất được quyền thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu có GCN, đất không bị tranh chấp, kê biên và còn thời hạn sử dụng. Tức pháp luật qui định muốn chuyển quyền SDĐ thì 1 trong các điều kiện là phải có GCN chứ không qui định là phải có Vi bằng.

    Từ những phân tích nêu trên, cho thấy Vi bằng không có giá trị để ngăn chặn Người đứng tên trên GCN thực hiện việc chuyển quyền trong khi người nhờ đứng tên cũng không có khả năng theo dõi suốt 24/24 để ngăn chặn người đứng tên trên GCN thực hiện việc chuyển quyền (đừng tưởng giữ được bản chính GCN là an toàn, người đứng tên GCN vẫn có thể báo mất và xin cấp lại GCN rồi thực hiện giao dịch bình thường). Như vậy, việc lập Vi bằng trong trường hợp này chỉ là biện pháp "chữa cháy, có còn hơn không" chứ không bảo vệ được quyền lợi của người "chủ" thật sự nếu đối tác rắp tâm thực hiện ý đồ xấu, đến khi tới Tòa thì việc đã rồi, có khi thực tế chẳng còn thu về được cái gì.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (05/02/2018)