Thỉnh giảng là hoạt động gì? Hợp đồng thỉnh giảng có phải hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #608290 19/01/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Thỉnh giảng là hoạt động gì? Hợp đồng thỉnh giảng có phải hợp đồng lao động?

    Giáo viên thỉnh giảng, hay giảng viên thỉnh giảng là những từ ngữ chỉ những giáo viên, giảng viên ở các trường khác, các cơ sở giáo dục khác được các trường mời đến để thực hiện một số hoạt động như giảng dạy, tham gia hội đồng chấm đồ án tốt, khóa luận tốt nghiệp hoặc cũng có thể là để biên soạn sách, giáo trình … Vậy cụ thể thì những hoạt động thỉnh giảng bao gồm những gì? Và những nhà giáo này sẽ được ký loại hợp đồng nào khi được mới đến thỉnh giảng?

    1. Thỉnh giảng là hoạt động gì?

    Theo quy định tại Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT có quy định về việc thỉnh giảng như sau:

    Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định đến để thực hiện các hoạt động như:

    - Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học (1);

    - Giảng dạy các chuyên đề (2);

    - Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ (3);

    - Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục (4);

    - Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo (5).

    thinh-giang

    2. Hợp đồng thỉnh giảng có phải hợp đồng lao động?

    Theo quy định tại Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44 /2011/TT-BGDĐT có quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:

    Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

    - Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.

    - Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

    Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức

    - Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

    - Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

    Theo đó đối với trường hợp nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc theo quy định Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra nếu thuộc trường hợp thỉnh giảng số (5) có nêu ở trên thì hợp đồng thỉnh giảng cũng là hợp đồng vụ, việc theo quy định Bộ luật Dân sự.

    Nếu như nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động nếu thuộc các trường hợp thỉnh giảng đã nêu tại (1), (2), (3), và (4) ở trên.

     
    170 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận