Hiện nay các quy định về điều kiện học, thi các hạng giấy phép lái xe hoàn toàn độc lập với nhau, tức bạn muốn thi hạng giấy phép lái xe bất kỳ nào cũng được khi đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ. Ngoài ra cũng có những quy định về các trường hợp thi thăng hạng giấy phép lái xe, cụ thể Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có quy định:
"1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên."
Cho nên trường hợp của bạn khi đủ tuổi, sức khỏe,… thì có thể thi bằng lái B2 bình thường mà không phụ thuộc vào việc bằng lái xe A1 đang bị tịch thu.