Theo Luật, nợ nào mà không phải trả lãi?

Chủ đề   RSS   
  • #392593 17/07/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Theo Luật, nợ nào mà không phải trả lãi?

    Trước giờ, chúng ta đều nghĩ có nợ tất yếu phải trả. “Có vay thì phải có trả”…Đó là chuyện tất yếu trong cuộc sống thường nhật. Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định:

    4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

    5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

    Đó là chỉ với việc vay các tài sản, cũng xin lưu ý tài sản ở đây bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Tuy nhiên, luật không phải lúc nào cũng có thể điều chỉnh hết các hành vi trong xã hội. Có những vấn đề có tầm ảnh hưởng nhưng nay vẫn chưa có văn bản nào quy định.

    6 tháng đầu năm, nợ 55 văn bản hướng dẫn” – Hôm nay, đọc bài viết này, mình chợt nghĩ, nếu các cơ quan nhà nước nợ văn bản hướng dẫn thì họ có phải trả lãi không?

    Thực tế là từ ngày 01/7/2015, hai Luật quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại đó là Luật doanh nghiệp 2014Luật đầu tư 2014.

    Thế nhưng, đến nay, các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng khi áp dụng, bởi muốn áp dụng phải có văn bản hướng dẫn, đến nay Nghị định và Thông tư hướng dẫn vẫn còn ở dạng “treo”, giải pháp cấp bách là các cơ quan chủ trì ban hành các Công văn hướng dẫn tạm thời 2 Luật này.

    Nguyên nhân chậm trễ do chưa lường hết việc có những quy định phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành khi xây dựng hướng dẫn.

    Thiết nghĩ, trong thời gian tới cần chấn chỉnh các quy chế ban hành văn bản, đảm bảo việc ban hành đúng tiến độ để người dân có thể áp dụng ngay từ khi Luật có hiệu lực  mà không phải lúng túng chờ như hiện nay.

     

     
    9699 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    MayDuong (28/08/2018) Longvigecam (07/10/2015) Maiphuong5 (17/07/2015) Khongtheyeuemhon (17/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận