Mình thấy những vụ án mạng hoặc những vụ tai nạn giao thông chết người thì tất nhiên bị cáo cũng có bồi thường cho gia đình nạn nhân(theo thỏa thuận) nhưng mình cảm thấy là chưa đủ để bù đắp nỗi mất mát người thân vô giá.
Do vậy mình nghĩ nhà nước nên mặc định giá trị bồi thường sinh mạng cho một người thiệt mạng do án mạng hoặc tai nạn giao thông là:
Một người = 100 năm * 1 năm lương tối thiểu(của nhà nước quy định trong thời gian người đó tử nạn).
Ví dụ:
Lương tối thiểu nhà nước quy định là 3 triệu/ tháng.
1 năm = 3*12 = 36 triệu (36.000.000).
Vậy 100 năm = 36.000.000 * 100 = 3.600.000.000 (3 tỷ 600 triệu)
Hoặc theo mình suy nghĩ khác theo hướng bồi thường nhẹ hơn là ví dụ người bị tai nạn giao thông tử nạn là 40 tuổi và mặc định bồi thường là 100 - 40 = 60
Vậy 60 năm = 36.000.000 * 60 = 2.160.000.000 (2 tỷ 160 triệu)
Luật pháp quy định chỉ cần trả đúng số tiền cho gia đình nạn nhân thiệt mạng thì mới được xem là yếu tố giảm nhẹ hình phạt.
Theo các bạn có nên áp dụng luật bồi thường sinh mạng cho một người tử nạn tai nạn giao thông như vậy. Gia đình nạn nhân không có quyền yêu cầu bồi thường thêm vì luật bồi thường như vậy cũng đã rất lớn rồi. Theo các bạn nếu áp dụng luật bồi thường này sẽ xảy ra như thế nào(hậu quả tốt hay xấu khi áp dụng)?