Theo các bạn, cụm từ "Về việc" trong các Quyết định của cấp ban hành văn bản là có thừa không?

Chủ đề   RSS   
  • #271490 25/06/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Theo các bạn, cụm từ "Về việc" trong các Quyết định của cấp ban hành văn bản là có thừa không?

    Quyết định Về việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục hàng hải

    Quyết định Về việc ban hành Quy định sử dụng quỹ công trong Ban quản lý khoáng sản

    Quyết định Về việc bãi nhiệm, nghỉ hưu theo chế độ

    ...

     

    Theo các bạn thì có cần phải có thêm chữ "về việc..." trong các trích yếu văn bản Quyết định của các giám đốc, thủ trưởng đơn vị v.v... không ạ!

     
    5370 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (25/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #271651   25/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Các bạn vui lòng dành chút ít thời gian để nhận xét, giữa hai cách viết sau các bạn tháy cách viết nào okie hơn:

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    ________

    Số: 10/2007/QĐ-TTg

     

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________________________

    Hà Nội, ngày 23  tháng  01  năm 2007


    QUYẾT ĐỊNH

    Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

     

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    ________

    Số: 10/2007/QĐ-TTg

     

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________________________

    Hà Nội, ngày 23  tháng  01  năm 2007


    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/06/2013)
  • #271681   25/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Có lúc có cụm từ này có lúc không mà bạn.

    VD trong QĐ 337 ko có cụm từ này, nó lại là

     

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 10/2007/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2007 BAN HÀNH HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #271708   25/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    boyluat viết:

    Có lúc có cụm từ này có lúc không mà bạn.

    VD trong QĐ 337 ko có cụm từ này, nó lại là

     

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 10/2007/QĐ-TTg NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2007 BAN HÀNH HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

     

    Cái mà bạn dẫn bên trên là sai thể thức ban hành văn bản qppl bạn ạ! Công thức của nó phải là

     

    QUYẾT ĐỊNH
    Trích yếu nội dung của Quyết định

     

    Còn trong văn viết thì mới viết là Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/06/2013)
  • #271783   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    Tôi thấy 2 chử "về việc" ghi trước khi tóm tắt nội dung là cần thiết.

    Có thể vì họ sợ bị một số công dân khó tính như bạn thắc mắc nếu không viết thêm chử "Về Việc" sau quyết định.

    Ví dụ : quyết định bổ nhiệm ông A; Quyết định kỹ luật ông C.... thì sẽ bị bạn bảo là ra quyết định trái thẩm quyền vì luật chỉ cho họ ký "quyết định" chứ không quy định được ký "quyết định bổ nhiệm", "quyết định kỹ luật".....:|. Dân lúc này khó quá ! nhất là DÂN LUẬT.

    Chào bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (26/06/2013)
  • #271799   26/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cái công thức này quy định ở đâu thế hả bạn !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #271816   26/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    boyluat viết:

    Cái công thức này quy định ở đâu thế hả bạn !?

    - Điều 10 của Thông tư số 01/2011/TT-BNV:

    Điều 10. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản

    1. Thể thức

    Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.

    Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

    2. Kỹ thuật trình bày

    Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:

    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc điều động cán bộ
    ________________

    Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:

    Số: 72/VTLTNN-NVĐP

    V/v kế hoạch kiểm tra công tác
    văn thư, lưu trữ năm 2009

    - Điều 9 của Thông tư số 25/2011/TT-BTP:

      Điều 9. Tên văn bản

      1. Tên văn bản gồm tên loại và tên gọi của văn bản.

      2. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

      3. Tên gọi của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

      4. Tên văn bản được trình bày như sau:

    a) Tên loại văn bản bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa theo chiều ngang của văn bản.

    b) Tên gọi của văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm;

    c) Đối với văn bản được ban hành kèm theo thì nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo được đặt trong ngoặc đơn, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14 và đặt canh giữa liền dưới tên văn bản.

    - Các văn bản quy phạm khác của bên lãnh đạo, cơ quan lập pháp, tư pháp...

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/06/2013)
  • #271818   26/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bạn đang trích công thức của bên Văn bản hành chính rồi, bạn thử xem lại xem quy định về thể thức trình bày văn bản quy phạm pháp luật xem có công thức nào quy định có hay không có cái về việc không.

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #271841   26/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Thông tư số 25/2011/TT-BTP trên chính là quy định về thể thức trình bày văn bản quy phạm pháp luật mà bạn o.O. Nó không nói đến việc có hay không quy định phải dùng từ "Về việc" bạn ạ! Mà mình thấy các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ cứ lúc thì cho từ "Về việc" vào trích yếu lúc thì bỏ nó đi, mà cũng vẫn là một loại văn bản.

    Theo mình thì khi ban hành, bổ nhiệm chức vụ ai đó thì không dùng từ "Về việc", còn khi thực hiện chức năng nào đó căn cứ quyền hành của họ mà nội dung rất rộng lớn, như việc điều động, luân chuyển cán bộ, chỉ đạo v.v... thì dùng "Về việc", có phải không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/06/2013)
  • #326407   03/06/2014

    Viengdpytttw
    Viengdpytttw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Trong phần phụ lục có quy định: Mẫu 1.2 - Quyết định (quy định trực tiếp) thì có thêm từ "về việc". Ví dụ: Quyết định về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng hành chính. Mẫu 1.3 - Quyết định (quy định gián tiếp) thì không có từ "về việc", mà thay vào đó là từ "ban hành hay phê duyệt". Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác như quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án,...

     
    Báo quản trị |