Chào bạn:
Như bạn kể thì ba mẹ bạn đã thực hiện giao dịch Hợp dồng vay không thời hạn có tài sản thế chấp là bất động sản. Tất nhiên để làm rõ hơn thì cần phải biết nội dung hợp đồng vay đó. Tuy nhiên sẽ giải đáp cho bạn mang tính tham khảo:
1.Thế chấp sổ đỏ (bất động sản) thì phải có hợp đồng thế chấp. hợp đồng này có thể được lập riêng hoặc hợp đồng chính có nội dung về tài sản thế chấp. Việc thế chấp bất động sản phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.TNMT.
=>Hợp đồng thế chấp này của ba mẹ bạn không đúng quy định của pháp luật và bị vô hiệu.
2.Lãi suất cho vây như vậy là nặng lãi. Quy định lãi xuất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cùng loại của ngân hàng tại thời điểm cho vay.
=>Nếu tranh chấp tại tòa thì tòa án sẽ phán quyết về lãi suất như trên.
3.Sổ đỏ ba đứng tên nhưng vẫn là tài sản chung vợ chồng. Ba mẹ đã chết nên việc vay nợ của bà mẹ có để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu chung hay không nay không cần làm rõ nữa.Chủ nợ có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu những người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ với chủ nợ. Thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày mở thừa kế.
4.Giả sửngười mẹ còn sống thì việc vay nợ vẫn phải thanh toán vì người mẹ được hưởng một phần di sản của chồng và có nghĩa vụ thanh toán nợ: Phần nợ chung của vợ chồng hoặc/và nợ riêng của vợ vì vợ có tài sản từ di sản thừa kế của chồng.
5.Các con buộc phải thanh toán nợ vì đã được hưởng di sản thừa kế theo quyết định của tòa án khi người chủ nợ khởi kiện. Khi không thanh toán thì người chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế, phát mại tài sản để buộc thi hành án.