THẾ CHẤP CON DẤU CỦA CTY ĐỂ VAY TIỀN,THI HÀNH ÁN NHƯ THẾ NÀO?

Chủ đề   RSS   
  • #329466 21/06/2014

    tansi

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    THẾ CHẤP CON DẤU CỦA CTY ĐỂ VAY TIỀN,THI HÀNH ÁN NHƯ THẾ NÀO?

    Qua quen biết ,ông giám đốc cty A có đề nghị trao con dấu tròn của công ty A cho tôi tạm giử và mượn 100 triệu(Có làm biên nhận thỏa thuận : Giám đốc cty A giao cho tôi tạm giử con dấu của cty và mượn 100 triệu đồng trong thời hạn 1 tháng.Khi nào cty A trả hết tiền và lãi vay là 3%/tháng thì Cty sẽ nhận lại con dấu};

                Sau nhiều tháng Cty A không thực hiện theo cam kết,tôi kiện ra tòa án và tòa án ra

    Quyết định :

                +Buộc Cty A  trả cho tôi số tiền vay là 100 triệu đồng vả lãi suất theo qui định của pháp luật

                +Tuyên hủy bản thỏa thuận thế chấp con dấu để vay tiền của 2 bên buộc tôi  trả lại con dấu cho cty

                Tôi là người được thi hành án không có yêu cầu thi hành án đối với con dấu của cty A

                Tuy nhiên Cty A lại yêu cầu thi hành án buộc tôi phải trả lại con dấu cho cty A nhưng chỉ nộp cho thi hành án 20 triệu đồng để trả cho tôi,còn nợ lại 80 triệu và lãi phát sinh không có.

                Và cơ quan thi hành án ra văn bản yêu cầu tôi phải trả lại con dấu của cty A nhưng không đề cập trách nhiệm hòan trả hết số tiền vốn  và lãi vay cho tôi theo quyết định tòa án.

                Cho tôi hỏi: Việc làm như trên của cơ quan hi hành án có đúng theo qui định pháp luật không.

                Theo tôi nghỉ:Căn cứ theo qưyềt định của tòa án: Cty A có trách nhiệm trả hết vốn và lải vay cho tôi và nhận lại con dấu.Nếu không hòan trả tiền đầy đủ theo bản án thì tôi có quyền tiếp tục giử con dấu?

    Rất cảm ơn

     
    5903 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #330092   25/06/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Việc Chủ nợ giữ con dấu (Công ty) hay CMND, Thẻ ngành (CA, QĐ), thẻ Sinh viên, hộ khẩu... của con nợ thực chất là để "làm tin" và khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Giữ những thứ đó để gây sức ép buộc con nợ trả tiền khi có việc cần phải dùng đến chúng, còn thực tế nó không có chút giá trị gì cả. Bạn cầm con dấu của công ty bán có ai mua không?

    Pháp luật không công nhận những trường hợp thế chấp này vì nó không phải là tài sản dùng để thế chấp theo Luật dân sự. Bằng chứng là Tòa án đã tuyên hủy bản thỏa thuận thế chấp con dấu của bạn và tuyên buộc bạn phải trả lại con dấu cho Công ty.

    Việc thi hành án và Cơ quan thi hành án yêu cầu bạn phải trả lại con dấu thực chất chỉ là làm theo những gì bản án của Tòa án tuyên.

    Bên kia phả trả nợ cho bạn 100 triệu đồng + lãi phát sinh (mới trả được 20 triệu), còn 80 triệu bạn phải tiếp tục đòi thôi.

    Bạn phải trả lại con dấu cho Công ty kia dù họ đã trả nợ cho bạn hay chưa. Trường hợp bạn cố tình giữ con dấu không giao ra có thể phạm vào tội hình sự là "cản trở quá trình thi hành án" hay đại loại như thế tôi không nhớ chính xác lắm nhưng nguy cơ rơi vào tội này là rất cao. 

    Vài dòng thân gửi,  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    tansi (27/06/2014)
  • #330568   27/06/2014

    tansi
    tansi

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn sự góp ý của bạn

    Xin cho hỏi thêm

    1/Những việc bạn góp ý theo những quy định nào của pháp luật không?

    2/Tôi đã làm thất lạc con dấu đó rồi thì sự việc sẽ ra sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #330574   27/06/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Những văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bạn hỏi (khá rộng): 

    - Quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu (Nghị định của Chính phủ + Thông tư của Các bộ ngành liên quan) => bạn có thể tìm đọc trên thuvienphapluat.vn

    - Luật dân sự 2005 (phần quy định về tài sản và thế chấp tài sản).

    - Luật thi hành án dân sự (cho phần thi hành án)

     

    Trường hợp bạn giữ dấu làm thất lạc thì phải chịu trách nhiệm cho việc làm thất lạc con dấu đó (nếu có thỏa thuận rõ ràng là bạn được bên Công ty kia giao cho giữ con dấu làm tin). Ở đây bạn cần phân biệt 2 vấn đề khác nhau: bạn được giao giữ dấu theo thỏa thuận - cái này thì pháp luật không cấm... và thế chấp con dấu để vay tiền - cái này Tòa án đã tuyên hủy thỏa thuận do trái pháp luật.  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #330599   27/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Khongtheyeuemhon.

    Theo luật doanh nghiệp:

    Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp

    2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.

    Đem "tài sản" đi thế chấp thì đâu có sai dù ít thấy ai làm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (01/07/2014)
  • #331050   01/07/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Thanks bạn hungusa, do mình chưa đọc luật nên có thiếu sót. 

    Tuy nhiên, cái "tài sản" này có vẻ không được giá trị lắm nên không ai đem đi thế chấp. Và tuy được gọi là tài sản của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp nhưng nó lại không phải là tài sản được phép đem thế chấp theo Luật Dân sự. Thế mới gọi là đá nhau chan chát. 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (01/07/2014)