Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 định nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Do đó, có thể thấy Nhãn hiệu là thứ để người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm đó là của tổ chức, cá nhân nào.
Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì nhãn hiệu là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, có thể xảy ra 02 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nhãn hiệu tỏi đen của công ty bên Việt Nam có đăng ký quyền bảo hộ công nghiệp đối với nhãn hiệu và văn bằng đó còn thời hạn.
Trong trường hợp này, sản phẩm có đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ được nhà nước bảo hộ. Việc công ty thay thế nhãn hiệu được bảo hộ bằng nhãn hiệu công ty mình để lưu thông, chào bán thì đã là hành vi sử dụng nhãn hiệu của công ty được bảo hộ nhãn hiệu. Do đó sẽ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh
Trong trường hợp này, để không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, công ty phải xin sự đồng ý của Công ty có sản phẩm tỏi đen sử dụng nhãn hiệu.
+ Trường hợp 2: Nhãn hiệu tỏi đen của công ty bên Việt Nam chưa đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc đã đăng ký nhưng đã hết thời hạn bảo hộ:
Việc không đăng ký bảo hộ không phát sinh quyền được bảo hộ cũng như việc hết thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt văn bằng bảo hộ. Vì nhà nước sẽ chỉ tiến hành bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm có văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng thủ tục pháp luật quy định (Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Trong trường hợp này, việc đóng lại bao bì, dán nhãn hiệu của bạn đương nhiên không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như cạnh tranh.