Chào bạn.
Tại điều 24 Luật nuôi con nuôi có quy định:
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Như vậy, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi họ tên con nuôi và trong trường hợp có sự đồng ý của người con nuôi (nếu từ 9 tuổi trở lên) thì đến trực tiếp tại UBND phường xã nơi cư trú của con nuôi để được xem xét, giải quyết.
Thân mến
Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN
Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699
Website: www.luatsuphuvinh.com;
Email: nguyennhattuan71@yahoo.com
nguyennhattuan040671@gmail.com
Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:
- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;
- Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;
- Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...
- Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...
Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý