Thay đổi nhiều tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã

Chủ đề   RSS   
  • #521273 21/06/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Thay đổi nhiều tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã

    Thay đổi nhiều tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã

     

    Những thay đổi từ ngày 25/6/2019 cán bộ, công chức cấp xã nên biết

     

    Là nội dung được đưa ra tại dự thảo thông tư hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

    Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

    a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Trình độ văn: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

    (Quy định hiện hành: Tốt nghiệp trung học phổ thông)

    c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

    - Đối với phường, thị trấn: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo | phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;

    Đối với xã: Tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;

    (Quy định hiện hành: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm)

    d) Trình độ tin học: Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT;

    (Quy định hiện hành: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên)

    đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; trường hợp khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng (chậm nhất 12 tháng) phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;

    (Quy định hiện hành: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công)

    e) Sau khi được tuyển dụng (chậm nhất 36 tháng) phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.

    (Quy định hiện hành không quy định cụ thể thời gian: chậm nhất 36 tháng)

    Thông tư 06/2012/TT-BNV hết hiệu lực kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực

    Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:

     

     
    21622 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    enychi (28/06/2019) ThuyDuyenMinhTuyet (21/06/2019) ThanhLongLS (21/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521275   21/06/2019

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Hướng dẫn xếp lương cán bộ, công chức cấp xã

     

    Cũng nằm trong dự thảo Thông tư Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

    Theo đó,

    1. Cán bộ cấp xã có trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    a) Trường hợp được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã lần đầu (nhiệm kỳ đầu), thì xếp lương vào bậc 1 của chức vụ cán bộ cấp xã được đảm nhiệm.

    b) Trường hợp có tổng thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp lương bậc 1 ở chức vụ cán bộ cấp xã hiện đảm nhiệm hoặc ở chức vụ cán bộ cấp xã khác có cùng hệ số lượng chức vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được xếp lương lên bậc 2 của chức vụ cán bộ cấp xã hiện đảm nhiệm.

    c) Trường hợp được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương chức vụ của chức vụ đã đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức vụ cũ), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức vụ cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở chức vụ mới (hiện đảm nhiệm). Nếu chức vụ mới có hệ số lương bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức vụ cũ, thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng ở chức vụ cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của chức vụ mới.

    Trường hợp đang xếp lương bậc 1 ở chức vụ cũ, mà chức vụ cũ này có hệ số lương bậc 1 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn so với hệ số lương bậc 1 của chức vụ mới, thì được xếp vào bậc 1 ở chức vụ mới; thời gian giữ bậc 1 ở chức vụ cũ được tính vào thời gian giữ bậc 1 ở chức vụ mới, đến - khi có đủ 60 tháng được xếp lên bậc 2 của chức vụ mới....

    d) Trường hợp trong thời gian giữ bậc 1, cán bộ cấp xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật bị kéo dài thời gian xếp lương lên bậc 2 là 06 tháng so với quy định.

    Trường hợp trong một năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo | thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.

    2. Cán bộ, công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì thực hiện xếp lượng như công chức hành chính theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).

    Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng. .

    3. Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian công tác có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về quản lý hoặc sử dụng cán bộ, công chức đồng ý cho đi đào tạo (việc đồng ý phải thể hiện bằng văn bản) thì thực hiện xếp lương như sau:

    a) Trường hợp chưa có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kể từ ngày tham gia công tác, sau đó mới tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (lần đầu) thì kể từ ngày được cấp văn bằng tốt nghiệp được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

    b) Trường hợp đang hưởng lương theo ngạch công chức hành chính có hệ số lương thấp hơn hệ số lương bậc của ngạch công chức hành chính theo trình độ đào tạo mới thì tính xếp lương bậc của ngạch công chức hành chính theo trình độ đào tạo mới.

     c) Trường hợp đang hưởng lương theo ngạch công chức hành chính có hệ số lương cao hơn hệ số lượng bậc của ngạch công chức hành chính của trình độ đào tạo mới thì tính xếp lương theo hệ số lượng cao hơn gần nhất của ngạch công chức hành chính của trình độ đào tạo mới.

    d) Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với chức danh đảm nhiệm và đã được cấp bằng tốt nghiệp, nhưng chưa được xếp lương theo trình độ đào tạo mới (do không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo) thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2019.

    4. Cán bộ cấp xã có bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thuộc diện được xếp lương theo ngạch công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu tự nguyện có đơn đề nghị xếp lượng chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì được xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm và không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

    5. Trường hợp thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã và được bố trí làm công chức cấp xã thì được tính xếp lương như sau:

    a) Nếu đang xếp lượng chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì được bảo lưu hệ số lương chức vụ đang hưởng trong 06 tháng, sau đó thực hiện xếp lương như công chức hành chính.

    b) Nếu đang xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì tiếp tục hưởng lương theo ngạch, bậc công chức hành chính đã được xếp và hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng trong 06 tháng, sau đó thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 21/06/2019 11:39:23 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/06/2019) ThuyDuyenMinhTuyet (21/06/2019) enychi (28/06/2019)
  • #521326   22/06/2019

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Bổ sung điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển

    Theo dự thảo Thông tư Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

    Quy định về trường hợp tiếp nhận công chức không qua thi tuyển được sửa đổi, bổ sung như sau:

    1. Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    a) Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 9 Thông tư này;

    b) Trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác này được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khoảng thời gian 05 năm gần nhất và tại thời điểm tuyển dụng không bị xem xét xử lý kỷ luật.

    (Quy định hiện hành có thêm nội dung: Tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng)

    Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước, loại khá trở lên ở nước ngoài được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp hoặc xếp loại tại giấy chứng nhận tốt nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp chưa được nhận bằng tốt nghiệp); trường hợp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp không xếp loại thì phải có xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    (Quy định hiện hành: trường hợp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp không xếp loại thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khoá và kết quả bảo vệ tốt nghiệp của người đó để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.)

    2. Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng và có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    a) Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 9 Thông tư này;

    b) Có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

    c) Có thời gian từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng (không kể thời gian thời gian tập sự, thử việc; nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn);

    d) Tại thời điểm tuyển dụng không bị xem xét xử lý kỷ luật và trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng.

    (Quy định hiện hành: Không có điều kiện về "Có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc")

    3. Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được tiếp nhận trở lại là công chức cấp xã nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

    b) Còn vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

    c) Tại thời điểm tiếp nhận không bị xem xét xử lý kỷ luật và không trong thời hạn bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (Quy định hiện hành: Chưa có nội dung này)

    4. Cán bộ cấp xã giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, nhưng chưa là công chức, khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    a) Có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;

    b) Còn vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

    c) Đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

    d) Không trong thời hạn bị kỷ luật hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật;

    (Quy định hiện hành: Chưa có nội dung này)

    Xem chi tiết file đính kèm ở bài phía trên bạn nhé!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/06/2019) enychi (28/06/2019)