Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng

Chủ đề   RSS   
  • #579064 31/12/2021

    hieutrungdoan

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:31/12/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng

    Vợ chồng mình có chung một cháu hiện tại được 6 tháng và bây giờ vợ chồng mình thuận tình muốn ly hôn. Thỏa thuận sau khi ly hôn thì con sẽ sống vs mẹ và chồng chu cấp cho con đến khi 18 tuổi. Cho mình hỏi..đến khi con trên 36 tháng thì chồng mình có được quyền đòi nuôi con hay không?
     

     
    844 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579065   31/12/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng

    Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    "Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.
    "

    Nếu thuộc các trường hợp trên thì Tòa án có thể xem xét. Khi đó người chồng sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa để nêu yêu cầu để Tòa xem xét (tất nhiên phải chứng minh và cũng không hề đơn giản cho người chồng).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586511   28/06/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng

    Đối với trường hợp của chị em xin trả lời như sau:

    Theo khoản 2 và 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.

    Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định, các trường hợp tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

    + Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

    + Nếu con trên 7 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

    + Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

    “+Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.”- đây là trường hợp cần phân tích:

    Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

    Theo đó, người được nuôi con là Chị phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con.

    Vậy, chồng chị có quyền đòi nuôi con sau 36 tháng tuổi không là có nhưng phải dựa trên: sự thay đổi trong thỏa thuận của 2 vợ chồng; một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như: thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…

     
    Báo quản trị |  
  • #590558   30/08/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng

    Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

    Điều 55. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Theo đó, khi vợ chồng bạn cùng yêu cầu ly hôn thì việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.

    Khi đã thỏa thuận về việc người vợ nuôi dưỡng con và đến khi con đủ 36 tháng tuổi thì vợ chồng bạn có thể thỏa thuận cho chồng là người trực tiếp nuôi dướng. Trường hợp người vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người chồng có thể yêu cầu thay đổi người trục tiếp nuôi con căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

     
    Báo quản trị |