Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #561825 31/10/2020

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
     
    - Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
     
    - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
     
    + Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
     
    + Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
     
    - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
     
    - Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
     
    - Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
     
    + Người thân thích;
     
    + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
     
    + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
     
    + Hội liên hiệp phụ nữ.
     
    Cũng theo Luật này, Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện như sau:
     
    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
     
    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Không có gì là không thể.

     
    1768 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577429   29/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2036)
    Số điểm: 15046
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 326 lần


    Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

    + Đơn khởi kiện (theo mẫu)

    + Bản án li hôn

    + Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực)

    + Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)

    + Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2021)
  • #579628   25/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Khi quan hệ hôn nhân bị đổ vỡ, quyền nuôi con là tranh chấp phổ biến (bên cạnh tranh chấp về tài sản) của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết tường tận về quy định pháp luật về quyền nuôi con, điều kiện để được trực tiếp nuôi dưỡng, để có thể chứng minh các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Quyền trực tiếp nuôi con luôn là mong muốn của các bậc làm cha, làm mẹ để được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. 

     
    Báo quản trị |