Thay đổi một số điều kiện hành nghề đối với nghề công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #495377 29/06/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Thay đổi một số điều kiện hành nghề đối với nghề công chứng

    Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 1319/QĐ-BTP về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Bên cạnh các thay đổi về điều kiện hành nghề đối với nghề luật sư, nghành công chứng cũng có nhiều thay đổi về điều kiện hành nghề. Cụ thể như sau:

    - Bộ Tư pháp bãi bỏ quy định về điều kiện quyết định bổ nhiệm công chứng viên phải “Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;”.

    Thay vào đó, để tạo điều kiện cho người hành nghề công chứng, Bộ Tư pháp đưa ra phương án giảm số năm công tác pháp luật từ 05 năm thành 03 năm

    - Bãi bỏ quy định Công chứng viên phải “Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

    - Bỏ điều kiện: “Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng”.

    - Thay đổi điều kiện phải “Tham gia Hội công chứng viên (đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Hội công chứng viên)” thành “tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên”

    Như vậy, Các điều kiện hành nghề công chứng được sửa đổi từ Điều 8, điều 12 Luật Công chứng như sau:

    - Điều kiện quyết định bổ nhiệm công chứng viên

    + Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

    + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

    + Có phẩm chất đạo đức tốt

     + Có bằng cử nhân luật

    + Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

    + Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng;

    + Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    - Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên

    - Đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp để được cấp Thẻ công chứng viên

    Ngoài ra, Bộ tư pháp đưa ra phương án đơn giản hóa thủ tục và điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng bằng việc bãi bỏ điều kiện “Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” khi thành lập văn phòng công chứng

     

     
    1526 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549806   24/06/2020

    Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Nhịp sống xã hội này càng năng động hơn, dẫn đến nhu cầu được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, văn bản giao dịch ngày càng nhiều hơn, từ đó dẫn đến những yêu cầu về phẩm chất và trình độ của một công chứng viên ngày càng phải được nâng cao hơn. Để được công nhận là một công chứng viên và trở thành chủ thể trực tiếp hành nghề công chứng, một người cần phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550030   26/06/2020

    Theo mình nghĩ là đổi từ 5 năm thành 3 năm công tác tại các cơ quan tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân lực thì sẽ hợp lí hơn. Do mình thấy điều kiện 5 năm là hơi cao quá so với nghề công chứng, còn các điều kiện còn lại dù đổi hay không thì cũng hợp lí vì thắt chặt đầu vào không có gì là sai cả đổi lại cho mình thấy được trình độ của người công chứng viên đang hành nghề thế thì tại sao lại không hợp lí được.

     
    Báo quản trị |