- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Tại Tiết 4 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định số và thời hạn sử dụng của CMND như sau: CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
=> Qua quy định trên có thể thấy khi thay đổi nơi đăng ký thường trú thì phải thực hiện cấp đổi chứng minh nhân dân, và vẫn phải giữ đúng số CMND đã được cấp.
Tuy nhiên, trên thực tế thì sao?
Cụ thể việc quản lý số chứng minh nhân dân thuộc phạm vi quản của từng tỉnh, và mỗi tỉnh đều có đầu số CMND khác nhau nên khi thay đổi địa chỉ thường trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì phải cấp đổi CMND, đồng thời phải thay đổi luôn cả số CMND, không chỉ thay đổi đầu số mà thay đổi luôn tất cả các số. Vì nếu chỉ thay đổi 2 số đầu (mã tỉnh) thì sẽ dẫn tình trạng trùng số CMND với những người đã đăng ký trước đó.
Từ đó cho thấy giữa thực tế và lý thuyết có sự mâu thuẫn rất rõ mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Quan điểm của mọi người về vấn đề này như thế nào?