Thay đổi đăng ký kinh doanh được không khi một cổ đông sáng lập muốn rút vốn?

Chủ đề   RSS   
  • #100588 05/05/2011

    warrennguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thay đổi đăng ký kinh doanh được không khi một cổ đông sáng lập muốn rút vốn?

    Kính chào luật sư!

    Tôi có một số vấn đề chưa được rõ lắm. Kính mong luật sư có thể hỗ trợ!

    Công ty tôi là công ty cổ phần mới thành lập từ đầu năm 2011. Chỉ có 3 thành viên sáng lập. Được phân bổ nhiệm vụ như sau:

    - Tôi là người đứng tên giấy phép kinh doanh, giám đốc điều hành tỉ lệ góp vốn 40%.

    - Một người khác tỉ lệ góp vốn là 50% là CT HĐQT kiêm phó giám đốc.

    - Người còn lại phụ trách kế toán, vốn góp là 10%..

    Tuy nhiên sau một thời gian đi vào hoạt động và thực hiện thỏa thuận góp vốn thì người thứ 2 (là cổ đông sáng lập) tỉ lệ vốn góp là 50% đã không góp đủ vốn như cam kết, đồng thời không tham gia vào các hoạt động của công ty. Và hiện người này muốn rút tên khỏi giấy phép đăng ký kinh doanh.

    Vậy luật sư vui lòng cho tôi hỏi trường hợp này có thể đăng ký để thay đổi trong giấy phép kinh doanh được không? nếu được thì tôi phải cần những thủ tục gì để thay đổi?


    Hoặc có thể thay đổi lại tỉ lệ vốn góp của cổ đông sáng lập được không?thủ tục để thay đổi?

    Rất mong được luật sư hỗ trợ!

    Xin chân thành cảm ơn!
     
    32701 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #91416   29/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    @BaHuy: Hiya thanks BH, nhờ BH trao đổi theo cách như trên mà Hiya đã đọc lại toàn bộ những quy định liên quan và phát hiện ra mình thật ngớ ngẫn.

    Hiya xin đính chính lại sai lầm của mình như sau:

    Về vấn đề khi mới thành lập CTCP, theo khoản 2 Điều 23 NĐ 102 đã khẳng định và hướng dẫn rõ 03 CĐ này là CĐSL; và trong Danh sách Cổ đông sáng lập khi đi ĐKKD thì buộc phải có tối thiểu 03 CĐSL. Trừ trường hợp, CTCP được chuyển đổi từ DN 100% vốn nhà nước hoặc CT TNHH hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác không nhất thiết phải có CĐSL. Trong TH này, khi đi đăng ký kinh doanh không cần phải lập Danh sách CĐSL, Điều lệ CTCP trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các CĐPT của công ty đó.

    Hiya xin nói ngoài lề một chút theo mình hiểu về mục dích có quy định CĐSL đối với CTCP, CĐSL đóng vai trò như người khởi xứng có các quyền và nghĩa vụ  với vai trò này trong suốt 03 năm kể từ khi CTCP được cấp GCNDDKKD.

    + Về quyền: CĐSL được quyền mua CP UĐ biểu quyết, nhưng sau 03 năm lại CPUDBQ này phải chuyển sang CPPT. Và là người có tác động lớn đến đường lối chính sách hoạt động của CT bằng quyền biểu quyết.

    + Về nghĩa vụ: CĐSL có nghĩa vụ phải thanh toán đủ số CP đã đăng ký mua, nếu số CP đăng ký góp của các CĐSL chưa được góp đủ thì các CĐSL khác cùng liên đối chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi giá trị số CP chưa góp đủ đó. VD: Sau 90 ngày, số CP đăng ký mua của ông A không góp đủ và các CĐSL còn lại góp đủ theo tỷ lệ hoặc 1 hay 1 số CĐSL không ai nhận góp vào hoặc  không huy động được ai góp. Trong trường hợp này, nếu có thiệt hại phát sinh thì tất cả các CĐSL (kể ông A) phải liên đới chịu tránh nhiệm trong phạm vi giá trị CP của ông A đã đăng ký góp vào. Trong khi đó, đối với 1 CĐPT thì không chịu trách nhiệm liên đới này, họ chỉ chịu tránh nhiệm trong phạm vi vốn đã góp của họ.

     Ngoài ra, CĐSL còn bị hạn chế quyền được chuyển nhượng trong thời gian là 03 năm. Sau 03 năm, mỗi hạn chế của họ được bãi bỏ và CĐSL sẽ trở thành những CĐPT khác.

    Do đó, sau 03 năm số lượng 03 CĐ được quy định tại khoản 1 Điều 77 LDN không buộc là CĐSL hay CĐPT. Vì vậy, ông A được quyền chuyển nhượng (đã sau 03 năm) cho CĐSL khác và CTCP C chỉ còn 02 CĐSL và 12 CĐPT vẫn đáp ứng đủ số lượng CĐ theo Điều 77 LDN. Vì thế, việc đăng ký thay đổi GCNĐKKD của CTCP C không bị hạn chế bởi quy định 03 CĐSL nữa.

    Thân,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #91457   29/03/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Cho tham gia cùng với!

    Quan điểm của mình như sau:

    1. Đồng ý với NguyenBuiBaHuy ở các khía cạnh sau:

    - Đồng ý rằng pháp luật chỉ có quy định Công ty Cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập (trừ trường hợp chuyển đổi, sáp nhập...như đã nêu), còn lại, việc thay đổi dkkd hoặc không phải là thành lập mới pháp luật chỉ quy định là có tối thiểu 3 cổ đông.

       Tại sao lại có sự khác nhau giữa việc một công ty cổ phần mới được thành lập thì phải có 3 cổ đông sáng lập, còn công ty cổ phần trong các trường hợp khác thì lại chỉ cần có 3 cổ đông?
    Lý giải điều này, theo quan điểm cá nhân: Vì PL quy định số lượng cổ đông tối thiểu của CTCP là 3, mà theo K11DD4 LDN thì "
    Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần" nên thông thường, ban đầu thành lập doanh nghiệp các cổ đông có lẽ được đồng nhất với cổ đông sáng lập, vì thế nên quy định số lượng cổ đông phổ thông tối thiểu bằng với số lượng cổ đông (3 cổ đông). Còn đối với các trường hợp ngoài trường hợp thành lập mới thì không có quy định tương tự như trên. Tuy nhiên điều này cũng có vẻ không hợp lý vì nếu vậy thì khi thành lập ban đầu CTCP vẫn có thể có thành viên góp vốn bình thường, tức là không phải CĐSL, như vậy thì cũng không thể đồng nhất giữa CĐSL với các cổ đông khi ban đầu thành lập doanh nghiệp được. Vậy thì tại sao lại có sự khác nhau giữa việc CTCP mới thành lập và các trường hợp khác?mọi người cho ý kiến nhé.

    - Đồng ý rằng khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đăng ký doanh nghiệp (hoặc đăng ký thay đổi giấy CNĐKDN) thì phải nộp danh sách cổ đông sáng lập theo ý kiến của Hyatuongda, tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể là danh sách cổ đông sáng lập phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.

    2. Bàn ngoài về thuật ngữ: Cổ đông sáng lập.

    Theo K11 Đ4 LDN thì: 
    "Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần."

    Mặt khác, Theo K5Đ84LDN thì: ...CĐSL có quyền chuyển nhượng CPPT của mình cho cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải là CĐSL nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận, trong trường hợp này ...người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
    Như vậy liệu khái niệm Cổ đông sáng lập nên hiểu thế nào thì chính xác nhỉ? Vì rõ ràng trong trường hợp gạch chân, cổ đông mới đó không phải là người tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên công ty cổ phần...
    Nếu hiểu theo khái niệm quy định tại K11DD4, mình nói rằng: Cổ đông sáng lập của công ty CP là cố định (là loạt cổ đông đầu tiên), sau này khi thay đổi Cổ đông...thì các cổ đông mới đó không phải là cổ đông sáng lập? Liệu quan điểm đó đúng hay sai?và nếu sai thì pl quy định 2 điều khoản như vậy liệu có hợp lý?

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (29/03/2011)
  • #91468   29/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    kienlawyer viết:

    - Đồng ý rằng khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đăng ký doanh nghiệp (hoặc đăng ký thay đổi giấy CNĐKDN) thì phải nộp danh sách cổ đông sáng lập theo ý kiến của Hyatuongda, tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể là danh sách cổ đông sáng lập phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.


    Cảm ơn anh đã cùng góp ý để em được hiểu rõ thêm vấn đề.

    Em đồng ý với anh về vấn đề ko hạn chế số lượng CĐSL sau khi Công ty đã hoạt động trong một thời gian dài (sau 03 năm). Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 23 có quy định là khi mới thành lập thì CTCP buộc phải có tối thiểu là 03 CĐSL mà. Do đó, khi đăng ký thành lập mới (trừ trường hợp không buộc có CĐSL) thì Danh sách CĐSL này buộc phải có 03 CĐSL chứ?

    Nếu như, CTCP C ở trên không được Cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi Giấy CNĐKKD cụ thể là thay đổi Danh sách CĐSL thì CTCP C có quyền không thông báo với Cơ quan có thẩm quyền hay không anh? Hoặc CTCP C chỉ thay đổi trong Danh sách sổ CĐ của công ty đó.

    Anh tiếp tục cho em xin ý kiến nhé!

    Thân ái,


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #91535   29/03/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chào em,
    Thực ra theo quan điểm của anh, hiện nay chúng ta đang cố gắng lập luận logic cho một vấn đề mà PL còn chưa bao quát hết, chúng ta có thể thấy rằng:
    1. PL có quy định việc thành lập mới CTCP phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập (trừ 1 số TH như đã nêu).
    2. PL cũng có quy định về CTCP là....Công ty có tối thiểu 3 Cổ đông (cổ đông nói chung).
    3. PL đã nói rõ là việc thành lập mới phải có 3 cổ đông Sáng lập, Sao phải nói rõ như vậy nhỉ? Có lẽ nói rõ như vậy là để chúng ta biết rằng ngoài trường hợp được nhấn mạnh (thành lập mới) thì các trường hợp khác không phải có điều kiện như vậy.
    - Như vậy chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của điều này, Theo anh, có lẽ đây là hạn chế của PL, chưa quy định rõ.
    Theo quan điểm cá nhân của anh, có lẽ PLkhông nên chia chung chung trường hợp: CTCP MỚI THÀNH LẬP và CÁC TRƯỜNG HỢP CÒN LẠI NGOÀI TRƯỜNG HỢP MỚI THÀNH LẬP (là các trường hợp không được nói cụ thể trong luật là buộc phải có 3 CĐSL), bởi Các trường hợp còn lại ở đây có thể là trường hợp ngay sau khi được thành lập, công ty có sự thay đổi nhân sự, dẫn đến việc thay đổi dkkd, thay đổi cổ đông sáng lập như tình huống đã nêu ra: 1 trên tổng số 3 CĐSL xin rút, như vậy chỉ còn 2 CĐSL, vậy sẽ gây khó khăn cho các cách hiểu theo như các ý kiến phân tích ở trên.
    Do vậy, theo anh, PL nên chia ra thành 2 trường hợp rõ ràng: CTCP MỚI THÀNH LẬP và trường hợp còn lại là CTCP SAU 3 NĂM THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG.
    - Lý do1: Loại trừ được các cách hiểu khác nhau, khắc phục được tình trạng hình thức của quy định pl (nếu để quy định cũ, sẽ có trường hợp: anh chỉ có 2 người nhưng muốn thành lập CTCP, khi này anh sẽ lách luật bằng cách mượn thêm 1 người thứ 3 vào để đủ 3 CĐSL, sau khi anh thành lập xong, anh làm ngay thủ tục thay đổi dkkd, rút ông thứ 3 ra và chỉ còn 2 cổ đông sáng lập với một số cổ đông phổ thông.)
    - Lý do 2: Có lẽ như vậy phù hợp với tinh thần của Luật DN hơn bởi ban đầu, CTCP phải có 3 cổ đông sáng lập, bởi quy chế chịu trách nhiệm cũng như các đặc thù riêng của loại cổ đông này so với các cổ đông phổ thông là khác nhau. Do vậy phải có đủ số lượng tối thiểu CĐSL để đảm bảo phù hợp với quy mô của CTCP, đảm bảo quyền lợi của các đối tác của Công ty... Mặt khác, sau khi hết 3 năm, những ưu đãi và sự khác nhau giữa cổ đông Sáng lập và cổ đông phổ thông gần như không còn nữa, do vậy sau 3 năm không cần quy định CTCP phải có tối thiểu 3 CĐSL mà chỉ cần 3 cổ đông là được.

    Nếu CTCP ở trên không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì họ có quyền gửi văn bản hỏi rõ lý do hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên việc trả lời của cơ quan có thẩm quyền (sở KHĐT tỉnh, thành phố) không có nghĩa là áp dụng cho các trường hợp tương tự ở các tỉnh khác, và càng không có nghĩa là pháp luật quy định như vậy. Bởi có nhiều trường hợp khi pháp luật quy định không rõ thì việc áp dụng quy định đó ra sao lại tùy thuộc từng địa phương.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (29/03/2011)
  • #91538   29/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    #0072bc; font-size: 13px;">    tamtuyen_nuoctrong viết:
       Trước đây Cty tôi là Cty CP có 03 cổ đông sáng lập và 12 cổ đông phổ thông, cụ thể như sau:
            + Nhà nước chiếm 32% vốn điều lệ;
            + Cổ đông sáng lập A chiếm 32% vốn điều lệ;
            + Cổ đông sáng lập B chiếm 26% vốn điều lệ;
            + Còn lại 10% vốn điều lệ là của 12 cổ đông phổ thông góp vốn.
        Hiện nay có 01 cổ đông sáng lập nhượng lại toàn bộ cổ phần của mình cho nhà nước. nên Cty tôi hiện có vốn nhà nước là 64% và cổ đông sáng lập chỉ còn lại 02 người (2 pháp nhân) và 12 cổ đông phổ thông.
        Như vậy, khi làm thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thì Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nói rằng Cty tôi không đủ cổ đông sáng lập để thành lập Cty CP, nghĩa là phải có từ 03 cổ đông sáng lập trở lên thì mới được thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh với hình thức Cty cổ phần.
        Luật sư hãy cho tôi biết, Cty tôi phải làm sao để đăng ký lại giấy phép đăng ký kinh doanh?


    Xin chào mọi người,
        
        Cho tui góp thêm ý kiến để sự việc càng rắc rối thêm nhé. Ta tìm hiểu các định nghĩa theo quy định để có cơ sở lý giải.

        - Cổ đông: là người có ít nhất một cổ phần của CTCP

        - Cổ đông sáng lập: là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào Điều lệ CTCP

        - Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông

        - Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi

        Giả định là cty bạn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

        Điểm c Khoản 1 Điều 77 LDN quy định: "số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa". Có ý nghĩa là: vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình hoạt động, CTCP phải đảm bảo có số lượng tối thiểu là 03 cổ đông (chứ không phải 03 cổ đông sáng lập).

        Khoản 2 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: "CTCP mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập ...".

        Do quy định như thế, nên khi tiến hành thủ tục thành lập CTCP, SKHĐT tỉnh luôn yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập bởi vì đó là giai đoạn cty mới bắt đầu ĐKKD.

        Như vậy, đối chiếu quy định của pháp luật doanh nghiệp với trường hợp của bạn, thì cty bạn có thể xin thay đổi GCNĐKKD (thay đổi tỉ lệ góp vốn và thay đổi cổ đông sáng lập) mà không cần phải có đủ 3 cổ đông sáng lập.

     #00b050;">   Duy nhất chỉ có một trường hợp mà pháp luật chưa quy định rõ ràng là có được phép hay không (#00b050;">Điều 84 LDN, #00b050;"> và Nghị định 43/2010/NĐ-CP #00b050;">và Nghị định 102/2010/NĐ-CP không đề cập trường hợp này) mà SKHĐT tỉnh có thể từ chối là: Hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKKD, cổ đông sáng lập này không góp vốn cho số cổ phần đã đăng ký mua. Vì lúc đó, cty bạn #00b050;">mới thành lập và chỉ có 2 cổ đông sáng lập. 

        Ngoài trường hợp đó ra, cty bạn có thể đề xuất gặp lãnh đạo SKHĐT tỉnh để trình bày, giải thích. Trong trường hợp không thỏa đáng có thể tiến hành khiếu nại theo thủ tục luật định.

        Chúc bạn thành công.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    hiden_face (29/03/2011) hiyatuongda (29/03/2011)
  • #279427   05/08/2013

    thaihang23
    thaihang23

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh chị,

    Em có 1 vấn đề cần tham khảo ý kiến của anh chị ah, mong anh chị giải đáp giúp em.

    Công ty em là công ty TNHH 2 thành viên, với tỷ lệ góp vốn là 50-50, bây giờ giám đốc yêu cầu em làm thay đổi giấy phép ĐKKD với nội dung thay đổi:

    1. Tăng vốn điều lệ lên 1,8 tỷ ( vốn cũ là 600tr), với tỷ lệ góp vốn mới là 70-30.

    2. Chuyển nhượng phần vốn góp của 1 thành viên cho bà N, và bổ nhiệm bà N làm phó giám đốc công ty.

    Vậy cho em hỏi là thủ tục cần những gì ? và em làm gộp chung 1 lần luôn có được không ah?

    Em làm thủ tục tăng vốn cho 2 thành viên cũ, rồi sau đó mới chuyển nhượng phần vốn góp cho bà N, như vậy có được không ah?

    Mong anh chị giải đáp giúp em, em xin chân thành cám ơn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tại TP Hồ Chí Minh

CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

------------------------------------------------------------------------------------

Tại Bạc Liêu

CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com