Thảo luận về pháp luât hàng hải

Chủ đề   RSS   
  • #75688 28/12/2010

    phongvinaship

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thảo luận về pháp luât hàng hải

    Những vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp thay đổi vận đơn ( Swiched bill of landing )

    Chủ tầu làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp người chủ hàng đưa ra yêu cầu thay đổi bộ chứng từ vận đơn gốc bằng một bộ vận đơn ký phát mới ( swiched bills ) ??


    Buôn bán thương mại quốc tế phổ biến là thông qua các nhà môi giới không mấy khi người chủ có hàng gặp được đích danh người cần mua hàng và các nhà môi giới khi có nguồn hàng cung cấp cũng thường dấu danh tính của chủ hàng không cho người mua hàng biết...mục đích là Họ giữ mối làm ăn lâu dài và vì quyền lợi của họ điều đó là đương nhiên...


    Chính vì vậy hay nảy sinh việc yêu cầu Swiched bill. Nhà môi giới thu xếp một thương vụ mua bán giữa ngườiA và người B ở hai quốc gia khác nhau..Họ không muốn cho B biết A và họ đã sắp đặt với người chuyên chở và ngân hàng để thay đổi bộ chứng từ vận đơn mới trong đó chỉ ra người bán hàng do người môi giới đứng tên gửi hàng.

    Kịch bản phổ biến trong hoạt động thuê tàu khi mà nảy sinh yêu cầu Swiched bill là từ người môi giới thu xếp mua một lượng hàng hoá rất lớn theo điều kiện FOB sau đó đem bán cho người mua cuối cùng ( có nhiều người mua bán qua tay bằng bộ chứng từ Bs/L ) theo điều kiện CIF hoặc CFR.

    Lúc này người môi giới tìm thuê một con tầu bằng hợp đồng thuê tầu chuyến trong đó có thoả thuận về điều khoản chủ tầu phải đồng ý cho Swiched Bills. sau khi hàng được xếp lên tầu chủ tầu cấp một bộ vận đơn gốc cho người giao hàng ( là người bán hàng )  và tên người giao hàng là người gửi hàng...sau đó người môi giới yêu cầu chủ tầu thay bộ vận đơn này bằng bộ swiched bills và bộ vận đơn mới ghi người môi giơi là người gửi hàng ( shipper ) mục đích họ dấu tên người cung cấp hàng hoá đích thực không cho người mua hàng biết.

    Tất nhiên để làm được điều này thì chủ tầu phải đồng ý và có qui định trong HĐ thuê tầu. thường điều khoản này có nội dung như sau : Người thuê tầu có quyền yêu cầu thay đổi bộ vận đơn mới ( sau khi thuyền trưởng hoặc đại lý nhận thu hồi được bộ vận đơn gốc đã ký phát và huỷ bỏ nó ) bộ swiched bill công bố người người gửi hàng, người nhận hàng và người thông báo sẽ khác với nội dung của biên lai đại phó. Bộ vận đơn mới được ký phát bởi thuyền trưởng hoặc đại lý và qui định là tên hàng hoá, số lượng, tình trạng chất lượng không có khác biệt như đã nêu trong biên lai của đại phó.

    Người thuê tầu lúc này sẽ chỉ dẫn cho đại lý phát hành bộ chứng từ vận chuyển mới bao gồm Vận đơn và biên lai đại phó mới trong đó chỉ rõ người thuê tầu ( chính là người môi giới )  và là người nhận hàng và cũng là người thông báo và điều quan trọng là trong bộ vận đơn mới..người thuê tầu là người gửi hàng... Họ sẽ mang bộ chứng từ mới để bán hàng ..giao hàng theo lệnh.
    tất nhiên để làm như thế chủ tầu yêu cầu và người môi giới cám kết bảo đảm với chủ tầu về tất cả các hậu quả và trách nhiệm phát sinh từ việc thay đổi bộ vận đơn gốc ban đầu.

    Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá bằng container, điều kiện có thể làm được việc Swiched bill thì trước tiên phải có sự thoả thuận giữa người gửi hàng và người khai thác vận chuyển đa phương thức, điểm đặc trưng về thay đổi bộ vận đơn gốc do người vân chuyển đa phương thức cấp phát tập trung chủ yếu vào số liệu công bố của người giao hàng với sô liệu công bố của người môi giới về số lượng hàng hoá, cước phí


    Trường hợp những bộ chứng từ vận chuyển liên hợp hoặc vận chuyển đa phương thức một bộ vận đơn gốc giao theo lệnh được người chuyên chở hoặc đại lý vận tải ký phát cho người giao hàng bán hàng theo điều kiện FCA tại bến vận tải ( Tại vị trí kho hàng container trong trường hợp 1 cont. một chủ hàng và tại bến, trạm  thu gom hàng trong trường hợp nhiều chủ hàng xếp trong 1 cont. ).


    Bộ chứng từ vận chuyển này sẽ nêu rõ người giao hàng là người gửi hàng và có dấu hiệu danh tính của người bán ( giao ) hàng, cước phí đã được trả và số liệu tham chiếu ( nếu có yêu cầu ) của thư tín dụng L/C của ngân hàng của người môi giới ký phát chuyển quyền thụ hưởng cho người giao hàng....sau đó người vận tải hoặc đại lý vận tải ký phát cho người môi giới bộ vận đơn mới ( swiched bill ) để bán hàng cho người mua theo điều kiện CPT hoặc CIF và trên đó ghi tên người môi giới là người gửi hàng...các số liệu về hàng hoá, cước phí trả trước và các nội dung thoả mãn L/C ngân hàng của người mua để chuyển quyền thụ hưởng cho người môi giới.

    Có hàng loạt những rủi ro phát sinh liên quan tới việc thay đổi vận đơn ( swiched bill )

    - Người chuyên chở và người làm đạị lý vận tải không được ký phát hành bộ swiched bill khi mà trước đó  chưa thu lại đầy đủ bộ vận đơn gốc đã ký phát  và huỷ bỏ nó đi..bởi nếu không sẽ gặp nguy cơ một lô hàng mà có tới 2 người nhận hàng khác nhau.
    Án lệ UCO bank v, golden shore Transportation Pte ltd ( 2003 singapore ) nói về trường hợp này và Chủ tầu đã phải bồi thường do giao hàng không đúng người mua hàng thực thụ.

    - Người chuyên chở và người làm đại lý vận tải cũng phải từ chối ký bộ vận đơn thay đổi ( Swiched bill ) trong đó nội dung người môi giới đã thay đổi rất nhiều các chi tiết khai báo ban đầu về : loại hàng; khối lượng; tình trạng chất lượng....
    Xem án lệ vụ kiện của Feoso Marintime Co ltd, v. Faith Marintime Co ltd ( singapore 2003 ) Trong ví dụ này nguy cơ rủi ro xảy ra trong hoạt động thuê tầu khi mà đại lý của tầu lại được chỉ định bởi người thuê tầu - thường các thương vụ người bán hàng theo điều kiện CFR hoặc CIF.. lúc này đại lý chỉ định trực tiếp bởi người thuê tầu và thường là bạn hữu của Họ từ lâu  do vậy đại lý của tầu nhưng lại luôn có xu hướng bảo vệ người thuê tầu vì Họ có chung quyền lợi trong thương vụ buôn bán hàng hoá.. Sự nguy hiểm là Đại lý có thể ký phát bộ swiched bill có lợi cho Họ mà không hề thông báo gì cho chủ tầu biết nội dung chi tiết..kết quả là khi đếncảng trả hàng chủ tầu bị khiếu nại , bắt giữ tầu bởi việc giao hàng không đúng với nội dung của B/L đã swiched bill.

    Chủ tầu luôn phải hết sưc đề phòng và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro khi mà các HĐ vân chuyển phía người thuê tầu ép về điều khoản chỉ định đại lý tầu và Người thuê tầu quyết dành cái quyền đó... Nhân đây tôi nói về các vụ việc khiếu nại hàng gạo đóng bao các tầu của chúng ta chở đến trả hàng tại Bangladesh.. Người thuê tầu đều dành quyền chỉ định đại lý cho tầu tại cảng dỡ ( thực ra Họ là một )..Đại lý tầu nhưng lại thay mặt người thuê tầu khiếu nại tầu,,lưu giữ tầu và đòi trả tiền khiếu nại hàng hoá bằng tiền mặt mới cho tầu chạy...mà thường thì không có tàu nào đến đây mà không phải chuẩn bị cỡ khoảng 50,000 USD tiền mặt trả trực tiếp cho đại lý mới hòng nhận được giấy phép ròi bến !!!!

    - Tất cả các trường hợp thuyền trưởng uỷ quyền cho Đại lý cấp B/Ls ; Thủ tục bắt buộc là phải có giấy uỷ quyền của thuyền trưởng trong đó phải có nêu chi tiết về nội dung và điều kiện để đại lý được ký phát và hơn nữa bản thảo các B/L đại lý phải Fax trước cho chủ tầu xem xét chấp thuận  xác nhận mới đợc ký chính thức.

    - Một biện pháp đề phòng xa hơn nữa là chủ tầu / người vận tải đa phương thức nên yêu cầu người môi giới phải cấp một thư bảo đảm cam kết bồi thường cho chủ tầu/ người vận tải đa phương thức về các hậu quả và trách nhiệm phát sinh bởi việc Swiched bill.

    Giấy cam kết bảo đảm bồi thường phải đề cập rõ đòi hỏi của người Môi giới về nội dung thay đổi của vận đơn tuy nhiên nó luôn phải đồng nhất về loại hàng, khối lương, tình trạng bao bì và chất lượng .... như bản biên lai đại phó tại thời điểm hàng xếp lên tầu. và đặc biệt lưu ý phải thu lại bộ chứng từ B/Ls gốc ban đầu để huỷ bỏ trước khi ký phát swiched bill.

    By - Nguyen Nam Phong ( legal consultant - Vinaship)
    Get the Flash Player to see this player.
    Video phát biểu của ông Dương Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
     
    11469 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77212   05/01/2011

    phongvinaship
    phongvinaship

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt lỗi của chủ tầu.

     Phân biệt lỗi về khả năng đi biển và lỗi điều hành quản trị tầu.

    Thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp trách nhiệm bồi thường tổn thất khi có các sự kiện, rủi ro hàng hải phát  sinh rất phức tạp. về nguyên tắc giải quyết trọng tài hay phán xử tại toà án các vụ kiện về dân sự thì  các bên  ( nguyên đơn và bị đơn ) đều có nghĩa vụ chứng minh...đưa ra các bằng chứng để chứng minh phía bên kia có lỗi và bên mình không có lỗi.


    Với góc độ là chủ tầu - Chủ tầu luôn phải chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ chuẩn bị cho con tầu thoả mãn về khả năng đi biển và khả năng chuyên chở, bảo quản hàng hoá đồng thời có các biện pháp để luôn duy trì về các điều kiện đó.

    Về khái niệm đủ khả năng đi biển và khả năng chuyên chở của tầu như thế nào là thoả mãn..các căn cứ pháp luật để chứng minh về vấn đề này như thế nào là cả một câu chuyện dài chúng ta sẽ bàn luân ở một bài viết khác...

    Trong khuôn khổ bài viết này Tôi muốn nói tới một sô vụ tranh chấp hàng hải liên quan tới việc phân đinh :
    Khả năng đi biển  và lỗi điều hành quản trị tầu.

    - Việc chuẩn bị cho con tầu có đủ điều kiện khả năng đi biển và chuyên chở hàng hoá thuộc nghĩa vụ của chủ tầu - nếu có sự vi phạm..có lỗi chủ tầu phải bồi thường thiệt hại và hơn nữa người bảo hiểm cũng có thể từ chối trách nhiệm bồi thường bảo hiểm do chủ tầu vi phạm các đoan kết của điều khoản HĐ bảo hiểm.


    - Trên tầu luôn có trang bị một thuyền bộ thoả mãn điều kiện đi biển.. Thuyền viên đặc biệt là ông thuyền trưởng, các sỹ quan quản lý có trách nhiệm về điều hành quản lý con tầu theo qui trình mà chủ tầu qui định tất nhiên phải theo bộ luật quản lý an toàn quốc tế ( ISM CODE )..

    Tuy nhiên nếu lỗi thuộc về thuyền viên do bất cẩn, sơ xuất gây ra thiệt hại thì chủ tầu được quyền miễn trách và chủ tầu nếu phải bồi thường cho người thiệt hại thì Họ cũng được bồi hoàn từ người bảo hiểm tầu.

    Một số trường hợp như sau :

    Sự kiên 1- Một tầu chở hàng chạy trên biển trong điều kiện sóng gió to hàng hoá bị xô lệch trong khoang..thuyền trưởng ra lệnh cho thuỷ thủ trưởng chỉ huy các thuỷ thủ xuống hầm hàng để kiểm tra, chằng buộc lại hàng hoá... khi xuống hầm hàng Thuỷ thủ đã bật công tắc điện đèn thắp sáng trong hầm để có ánh sáng tác nghiệp...khi hoàn thành công việc Họ rút lên khỏi hầm và tắt công tắc điện..

    Tuy nhiên ở bảng điện có rất nhiều công tắc điện. công tắc điện của hầm hàng vẫn có điện trên đường dây điện trong khoang hàng.

    Tầu tiếp tục hành trình..sóng gió càng to lên và hàng hoá bị đứt dây chằng buộc làm chập điện gây cháy hầm hàng phát sinh tổn thất rất lớn liên quan đến : cứu cháy..tổn thất chung..v.v

    Tất nhiên khi vụ việc lớn xảy ra các bên đều chỉ định các giám đinh, điều tra tai nạn để có các bằng cứ bắt lỗi và trách nhiệm bồi thường của phía bên kia..Chủ hàng bị tổn thất nặng nề..người BH hàng hoá và chủ hàng đã mở cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân của sự cố.

    Và : nguyên n hân trực tiếp cháy hầm hàng là do chập điện nhưng tại sao có điện để bị chập lại là hành vi của Thuyền viên khi làm nhiệm vụ quản tị tầu Họ có tắt điện đi hay không tại sao lại vẫn cấp điện xuống hầm hàng ????

    Lúc đó các điều tra viên tiếp tục xem xét bảng điên của tầu : sẽ có 2 trường hợp xảy ra và liên quan tới kết luận :

    1- Bảng điện và các công tắc điện được thiết kế thoả mãn kỹ thuât..có các chỉ dẫn rõ ràng cho từng công tắc - VD Công tắc điện hầm số 1, số 2..hay đèn sáng hành lang..v.v

    2- Bảng điện không thoả mãn kỹ thuật..không có chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn bị mờ, bị mất.

    Căn cứ vào thực tế kiểm tra nói trên Người điều tra có thể kết luận :

    A-  Trong trường hợp số 1 - chủ tầu đã chuẩn bị cho tầu đủ điều kiện đi biển..Thuyền viên có lỗi bất cẩn sơ xuất không tắt công tắc điện hoặc tắt không đúng công tắc điện -
    Đây là lỗi quản tri tầu.

    B- Trong trường hợp số 2 - Kể cả là thuyền viên  có sự vô ý, sơ xuất không tắt đúng công tắc điên thì lỗi vẫn thuộc về phía chủ tầu ; vì đã chuẩn bị con tầu không đủ điều kiện đi biển... gây ra cho thuyền viên dễ dàng mắc lỗi quản trị -
    Trường hợp này là lỗi về khả năng đi biển

    Sự kiện 2 : Một tầu hành trình biển đương nhiên chủ tầu phải có trách nhiệm trang bị đủ cơ số hải đồ phù hợp cho hải trình cũng như hải đồ phục vụ các phương án liên quan tới phiêu trình.. ( VD trường hợp tầu buộc phải ghé tránh gió vào vùng biển nào đó..trên phiêu trình )

    Khi gặp thời tiết xấu quá xấu không thể chạy tiếp được...thuyền trưởng buộc phải điều động tầu vào vùng gần bờ để neo tránh gió..


    Rất không may trong lúc tiếp cận bờ tầu bị mắc cạn, đá ngầm đã phá đáy tầu.. tổn thất rất lớn liên quan tới cứu hộ, tổn thất chung, ô nhiễm dầu....

    Việc các bên liên quan mở cuộc điều tra tai nạn là tất nhiên và rất cần thiết để có cơ sở phân lỗi trách nhiêm !!

    Trong trường hợp này :

    1- nếu bằng chứng cho thấy chủ tầu không trang bị đủ, phù hợp về hải đồ cho phiêu trình hành hải dẫn tới việc khó khăn trong điều động tầu của thuyền trưởng-
    Chủ tầu phải chịu lỗi về khả năng đi biển của tầu.

    2- Nếu chủ tầu trang bị đủ, phù hợp các tài liệu ấn phẩm, hải đồ thì lỗi do ông thuyền trưởng trong việc điều hành tầu không đúng qui tắc và hoặc có bất cẩn, sơ xuất.-
    Lỗi điều hành quản trị tầu.

    Trên đây mới là chí ít trong muôn ngàn các tình huống, sự kiện tai nạn hàng hải...việc xác đinh các chứng cứ để chứng minh lỗi về khả năng đi biển hay lỗi quản trị tầu là khó và cũng là dễ  vấn đề này khá tế nhị....Tuỳ thuộc vào sự ứng biến thực tế sao cho có lợi nhất trong quá trình giải quyết sự kiện sự cố và các tranh chấp phát sinh.

    Nguyen Nam Phong ( legal dept. of Vinaship )
     
    Báo quản trị |  
  • #98552   25/04/2011

    phongvinaship
    phongvinaship

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết hậu quả của sự kiện bất khả kháng trong vận tải đường biển?

    Giải quyết hậu quả của sự kiện bất khả kháng trong vận tải đường biển như thế nào?
    Sự kiện pháp lý phát sinh khi một con tầu cho thuê định hạn ( T/C ) người thuê tầu cho thuê tầu chuyến chở hàng đi đến Nhật bản.. khi tầu hành trình đến cảng thì sảy ra sự kiện động đất và sóng thần..Thiên tai đã tàn phá cả thành phố, cầu cảng thậm chí cả người nhận hàng nữa.. và lúc đó hàng hóa vẫn trên tầu nhưng không biết giao cho ai và cũng không biết cách thức xử lý như thế nào..!!! thời gain chờ đợi và tiếp tục chờ đợi..hậu quả là Chủ tầu không thể đòi được tiền thuê tầu theo ngày..lý do người thuê tầu viện dẫn trường hợp bất khả kháng do thiên tai ..và không bên nào có lỗi và Họ không chịu trả tiền thuê tầu.... Người chủ tầu cũng muốn hủy bỏ hợp đồng để rút tầu về và cũng không làm được.

    Theo các bạn trường hợp nêu trên..Để bảo vệ quyền lợi cho Chủ tầu ( là người Việt nam ) thì phải làm như thế nào ???

    Nguyen nam Phong - Vinaship
     
    Báo quản trị |