Thanh lý tài sản cố định nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #541164 14/03/2020

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Thanh lý tài sản cố định nhà nước

    Đơn vị mình là ban quản lý dự án, hoạt động bằng vốn nhà nước. Hiện mình đang thanh lý một số tài sản cố định như máy tính, máy photocopy. Trình tự mình đã làm như sau:
    - Lập tờ trình cùng danh mục tài sản cần thanh lý trình cấp trên phê duyệt.
    - Có văn bản đồng ý của cấp trên cho tiến hành bán thanh lý TSCĐ theo đúng quy định của nghị định 52/2009/NĐ-CP.
    - Đã tiến hành thuê 1 đơn vị thẩm định giá cho toàn bộ tài sản cần thanh lý, giá trị thẩm định giá là 1.000.000 đồng/ toàn bộ lô TS, (toàn bộ tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán).
    Theo khoản a, điểm 2, điều 27 nghị định 52/2009/NĐ-CP thì do tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán nên thuộc trường hợp bán chỉ định mà không phải bán đấu giá.
    Theo khoản 2 điều 23 nghị định 59/2009/NĐ-CP thì bán chỉ định thì cơ quan nhà nước có tài sản nước thực hiện bán cho người mua tài sản theo pháp luật dân sự.(Mình không tìm thấy văn bản pháp luật nào hướng dẫn tiếp việc bán chỉ định phải thực hiện như thế nào)
    Mình muốn hỏi:
    1. Bán chỉ định như thế này tức là đơn vị tự tìm 1 ngưới bán để bán lô tài sản này hay có phải đăng báo tìm người mua cho khách quan? Nếu đăng báo thì phỉa đăng ở báo nào,(cố được đăng trên báo đấu thầu không), đăng trong mấy số báo?
    2. Có được bán theo cả lô tài sản hay bán từng sản phẩm riêng lẻ.
    3. đơn vị có nhất định phải xuất hóa đơn cho người mua không vì cơ quan không có hóa đơn. Nếu xuất hóa đơn thì đơn vị thực hiện mua hóa đơn bán tài sản nhà nước theo thông tư 225/2009/TT-BTC ngày 26/11/2009 có đúng không?
    4. Trường hợp đã đăng báo mà không có cá nhân hay tổ chức nào mua thì xử lý tiếp như thế nào?
     
    3548 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541167   14/03/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Về việc "bán chỉ định" thì có thể hiểu đơn giản đó là việc đơn vị tự đi tìm người mua (mà không bắt buộc phải thực hiện một thủ tục, quy trình chung nào); theo đó đơn vị hoàn toàn có thể tự đi tìm, tự chỉ định một người mua cho khối tài sản này, chứ không cần phải đăng báo.

    (Còn nếu đăng báo thì có vẻ như đơn vị đang chuyển sang thực hiện theo hướng đấu giá tài sản - để người mua đăng ký giá, sau đó ai đưa giá cao thì bán cho người đó).

    Còn pháp luật dân sự ở đây thì được hiểu là việc làm hợp đồng mua bán nói chung (theo Bộ luật dân sự 2015, phần thứ 3, đặc biệt là mục 7 chương XV, mục 1 chương XVI), và trong đó thì không có yêu cầu bắt buộc về việc đăng báo.

    Về việc bán theo lô hay bán từng sản phẩm riêng lẻ thì đây là vấn đề lựa chọn của đơn vị, quy định về dân sự hay quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không có hạn chế. Đơn vị có thể tự xác định cách bán để có lợi nhất.

    Khi thực hiện bán tài sản thì đơn vị sẽ phải lập hóa đơn theo quy định để cấp cho người mua.

    Đối với trường hợp đã đăng báo mà không có người mua thì đơn vị có thể lựa chọn là "tiếp tục đăng báo" hoặc là "tự đi tìm người mua" (chứ không phải đăng báo chờ người mua tìm đến mình). Và như đã nêu ở trên, việc bán thanh lý này là do đơn vị tự xác định, thực hiện chứ không bắt buộc phải thực hiện một thủ tục, quy trình chung nào.

     
    Báo quản trị |